Cách chọn vải ngon
- Vỏ vải: Vỏ tươi, mỏng, gai ở vỏ vải nhẵn. Cành của quả vải dẻo và nhỏ. Đặc biệt, tránh chọn những quả vải cành đã khô, vỏ có đốm khô, nhất là có đốm nâu (vết thâm) ở cuống vì quả như vậy dễ bị sâu đầu.
- Màu sắc: Trông màu bên ngoài quả vải phải hồng tươi, ngon, quả đều nhau.
- Hình thức: Để chọn được vải thiều, lưu ý, vải thiều có hình thức không đẹp bằng vải lai. Quả vải thiều nhỏ hơn, chỉ bằng 70% vai lai. Quả tròn, hơi đều, trong khi giống vải lai quả vải to mọng, thân thuôn dài, hạt to.
- Hương vị: Khi nếm, vải có vị ngọt, có hương thơm đặc trưng.
- Hạt: Hạt nhỏ là vải ngon. Hạt dễ tách, đen nhánh là vải vừa chín tới, nên mua. Còn hạt có màu hồng, khó bóc thịt vải chứng tỏ quả còn xanh, ăn sẽ chua.
- Thịt quả: Thịt quả dày, trắng trong, mềm, căng nước. Nếu thịt quả biến sắc, khô, là vải đã để lâu ngày, chất lượng kém. Nếu có mùi rượu, thịt quả vải có màu khác lạ thì tuyệt đối không nên sử dụng.
Vải ngon nhất khi vừa chín tới. Nếu mềm mà không có tính đàn hồi là quả đã quá chín, ăn không ngon.
Vải ngon nhất khi vừa chín tới. Nếu mềm mà không có tính đàn hồi là quả đã quá chín, ăn không ngon (Ảnh: Internet)
Vải ăn bao nhiêu là vừa?
Trong quả vải hàm lượng các khoáng chất như magie, kali và một số vitamin, đặc biệt là vitamin C rất phong phú. Vì thế ăn vải sẽ tốt cho hệ thống miễn dịch của con người. Không những thế, quả vải còn có tác dụng thẩm mỹ, làm da trắng hồng và mịn màng, tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt,… Tuy nhiên ăn nhiều vải sẽ không tốt cho sức khỏe. Không ít người khi ăn quá nhiều vải đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn, "say" vải gây đau đầu, choáng váng… buồn nôn, ra mồ hôi lạnh.
Ngoài ra, vải có hàm lượng đường tương đối cao sẽ là nguồn cung cấp nhiều năng lượng. Nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ thừa cân. Những người có rối loạn đường máu hoặc đái tháo đường không nên ăn vải nhiều vì dễ có nguy cơ tăng đường máu sau ăn. Vì vậy, người lớn chỉ nên ăn khoảng 5-10 quả/ lần. Trẻ em thì chỉ 3-4 quả một lúc.
Riêng với những người dễ nhiễm cảm, có đờm, lên thủy đậu thì vải lại trở thành độc dược không nên ăn. Bởi nó sẽ làm bệnh nặng hơn và có thể gây nên những biến chứng.
Vải có thể ăn trực tiếp, nấu chè, làm vải khô, làm thuốc và cả pha trà. Chị em tham khảo cách pha trà vải ngon dưới đây. Trà vải Nguyên liệu (cho thành phẩm 3 ly):
- 2 gói trà lipton bạn chọn loại trà có mùi nhẹ - 300ml nước sôi - 2 muỗng canh đường vàng - 1 lon trái vải (loại đóng hộp) - 1 chén đá lạnh Thực hiện: - Trà, đường, nước sôi cho vào 1 ly to rồi ủ trong 10 phút để trà ra nước. Sau đó, bỏ gói trà, hòa tan đường. - Lon vải đóng hộp đổ ra tô. - Đá lạnh, 5 trái vải, 3 muỗng canh nước vải đóng hộp, 1/2 ly trà cho hết vào 1 bình, đậy nắp lại, lắc mạnh cho nước tạo bọt. Nước trà vải cho ra ly, trang trí tùy thích. Lưu ý: Nếu không có vải đóng hộp, bạn có thể ngâm vải với ít đường cho đến khi vải ra nước (khoảng 30 phút - 1 tiếng) trước khi cho vải vào bình lắc cùng với trà. Nước trà vải có mùi thơm và vị ngọt rất tuyệt các bạn nhé. |
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn