Theo phong tục cổ truyền của người Việt, Táo quân chính là vị quan túc trực quanh năm để cai quản mọi việc ở hạ giới. Thần Táo quân gồm 3 người, 2 táo ông và 1 táo bà. Họ không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), thần Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình để có thưởng phạt công minh. Vì thế, ngày 23 tháng Chạp còn gọi là ngày Tết ông Táo.
Còn người dân, vào ngày này, để thể hiện tấm lòng thành kính với các Táo, thường sửa soạn các lễ vật, mâm cỗ cúng, tiễn ông táo về trời. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại khá bận bịu, không chỉ bận việc nhà mà chị em nội trợ còn phải lo việc cơ quan, chăm sóc con cái... vì thế cũng không có nhiều thời gian nên mâm cỗ cúng ông Táo cũng được đơn giản đi nhiều.
Dưới đây là 5 mâm cỗ cúng ông đủ món, đẹp mắt mà chị em văn phòng có thể chuẩn bị.
1. MÂM CỖ 8 MÓN
Ngoài các lễ vật, hoa quả, thì mâm cỗ này gồm các món truyền thống như nem rán, gà luộc, giò lụa, dưa hành, canh rau củ, rau xào. Ngoài ra, món xôi được gia chủ làm thành xôi hoa rất độc đáo và đẹp mắt. Thêm vào đó, bắp cải cuộn thịt hầm cũng là một điểm nhấn cho mâm cỗ, vừa đẹp lại hiện đại.
2. MÂM CỖ 10 MÓN TUYỆT NGON
Mâm cỗ trên cũng chủ yếu là các món ăn đậm chất truyền thống, tuy nhiên lại được bày trí theo phong cách hiện đại nên vô cùng độc đáo và bắt mắt. Các món chính:
- Gà luộc - Nem rán - Xôi gấc tạo hình cá - Giò lụa - Dưa hành muối, dưa rau củ muối - Canh rau củ - Tôm xào thập cẩm - Bánh trưng - Rau củ luộc - Tai cuộn luộc. Điểm nhấn của mâm cỗ chính là được trang trí bằng các nguyên liệu cắt tỉa hoa với các màu sắc bắt mắt.
3. MÂM CỖ 7 MÓN ĐƠN GIẢN
Mâm cỗ này vô cùng đơn giản, chị em nội trợ nào cũng có thể làm được. Các món bao gồm: - Gà luộc - Xôi gấc - Dưa hành muối chua - Nộm xoài xanh tai heo - Giò lụa - Canh súp lơ, cà rốt - Su su xào tim heo
4. MÂM CỖ 7 MÓN ĐẸP ẤN TƯỢNG
Cũng như mâm cỗ trên, mâm cỗ này rất thích hợp với chị em văn phòng vì dễ nấu, thời gian chuẩn bị nhanh vì có nhiều món chế biến dễ. Các món gồm: Thịt quay, giò xào, thịt bò xào, bánh chưng, canh rau củ, xôi và nộm rau củ. Tuy đơn giản nhưng trình bày đẹp mắt đã tạo nên không khí trang trọng hơn cho mâm cỗ
5. MÂM CỖ 4 MÓN NHANH GỌN
Đây là mâm cỗ cho chị em có lẽ chị chuẩn bị thời gian nhanh nhất vì khá ít món. Mâm cỗ gồm gà luộc, canh rau củ hầm xương, canh măng miến và rau luộc.
Thực tế, mâm cỗ cúng ông Táo có thể không cần cầu kỳ nhưng cần trang trọng, nghiêm túc để thể hiện lòng thành của gia chủ đối với các vị thần linh.
Ngày, giờ cúng Táo quân Tuy 23 tháng Chạp (âm lịch) mới là ngày chính các Táo về trời, nhưng phần lớn nhiều người đã cúng từ vài hôm trước. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, "Mọi người có thể cúng trước ngày 23 nhưng chỉ nên cúng từ ngày 20 âm lịch trở đi". Chuyên gia lý giải, lý do không thể cúng trước ngày 20 trở về trước vì từ ngày 15-19 âm lịch vẫn còn khí của ngày Rằm. Trong đó, 15 là Rằm, 16 trăng tròn, 17 ngày xấu sẽ không ai cúng, 18 là ngày Tam nương, còn ngày 19 là ngày tận cùng từ đầu 1 đến đầu 2 nên cũng không ai thích. Do đó, bà nhấn mạnh, cúng Táo quân có thể cúng từ ngày 20 đến ngày 23. Về giờ cúng Táo quân cũng rất quan trọng. Chuyên gia Nguyễn Song Hà chia sẻ, "mọi người nên cúng trước giờ Ngọ (tức là trước 12 giờ trưa) của ngày 23, bất đắc dĩ lắm mới cúng quá giờ ngọ. Nếu mọi người bận quá cũng phải cúng trước giờ Hợi (trước 23 giờ) và phải cúng giờ Tuất trở ra (trước 19-21 giờ). Mọi người không nên cúng 22 giờ bởi giờ đó muộn rồi, theo dân gian như vậy ông Công ông Táo sẽ bị nhỡ tàu, nhỡ xe, không kịp lên chầu Ngọc Hoàng”. Như vậy, mọi người có thể cúng ông Táo từ 20 trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn