1. Nhiệt độ phù hợp
Thực phẩm sẽ ít khi bị hỏng hay nấm mốc khi trữ trong tủ đông miễn là nhiệt độ luôn ở mức -18°C hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, chất lượng có thể bị ảnh hưởng khi lưu trữ trong tủ đông quá lâu dẫn đến mùi khó chịu.
Khi thực phẩm được đóng băng, vi khuẩn cũng ngủ đông trong quá trình đó. Nhưng khi bỏ ra ngoài chúng có nguy cơ sống lại, vì vậy chúng nên được chế biến đúng cách ngay khi rã đông.
2. Đồ đựng trong tủ đông
Bọc, đóng túi và bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ đông. Chỉ sử dụng túi cấp đông được thiết kế đặc biệt hoặc hộp nhựa để đông lạnh thực phẩm và tránh không gian trống bên trong. Không khí vẫn còn trong túi, hộp đựng là nguyên nhân khiến thực phẩm đông lạnh xuống cấp. Phương pháp đóng gói thực phẩm tốt nhất là với hệ thống hút chân không.
Hãy chắc chắn các hộp đựng thực phẩm đều được đóng kín và có kích thước phù hợp để giảm thiểu không gian trống. Nếu bạn đang sử dụng loại túi giấy màu nâu, hãy cân nhắc thêm một túi nhựa để bảo vệ thực phẩm đông lạnh gấp đôi. Đừng bao giờ sử dụng túi không dành cho thực phẩm, chẳng hạn như túi đựng rác hoặc túi gia dụng - chúng có thể chứa các hóa chất độc hại. Nếu bạn không chắc chắn đó là túi thực phẩm an toàn, đừng sử dụng nó.
3. Sắp xếp hợp lý
Sử dụng phần đóng băng nhanh của tủ đông cho các loại thực phẩm cần cấp đông mới, sau đó sắp xếp lại sau khi chúng đã đông lạnh. Tránh xếp chồng nhiều gói thịt tươi lên nhau.
Muốn thực phẩm được trữ đông lạnh với chất lượng cao nhất đừng đợi một vài ngày sau đó mới quyết định bỏ vào ngăn đá. Hãy cấp đông ngay khi có thể để giữ chất lượng thực phẩm được tươi ngon nhất.
4. Những thực phẩm không nên cấp đông
Những thứ như sữa hoặc các thực phẩm có nguồn gốc từ mayonaise, thực phẩm không đông cứng hoặc một số có xu hướng tách nước trong quá trình rã đông thì không nên để trong ngăn đông lạnh. Và bánh mì mặc dù có thể cấp đông nhưng nhanh hỏng hơn nhiều so với thịt.
Thực phẩm nằm trong tủ đông càng lâu thì càng có xu hướng xấu đi về chất lượng và màu sắc. Tốt nhất là đông lạnh chỉ trong một thời gian ngắn. Nhớ dán nhãn và ngày cho tất cả các thực phẩm đông lạnh. Việc này giúp bạn xác định thực phẩm gì và biết khi nào nên sử dụng chúng trước khi chất lượng của chúng bị giảm sút.
Đôi khi, thực phẩm đông lạnh có thể trông ổn khi mới lấy ra từ ngăn đá, nhưng sau khi tan băng, hãy chú ý đến màu sắc và mùi của chúng để xác định chất lượng. Ngay cả khi những thực phẩm này an toàn, chất lượng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bạn nên loại bỏ nó. Để tiết kiệm, hãy lên kế hoạch về thời gian sử dụng trước khi tích trữ thực phẩm.
Cách rã đông
Rã đông ngay trong tủ lạnh là phương pháp tốt nhất và an toàn nhất bằng cách bỏ khỏi ngăn đá để xuống ngăn mát. Nhưng thực phẩm rã đông trong tủ lạnh mất nhiều thời gian hơn, thường là qua 1 đêm đối với thịt và 2 đến 3 ngày đối với gà nguyên con. Đặt thức ăn lên đĩa để tránh dây nước ra khắp tủ lạnh khi đá tan.
Nếu ngâm trong nước tới khi tan hết băng, thực phẩm nên được ngâm và thay nước sau mỗi nửa giờ. Thời gian rã đông sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích thước.
Sau khi rã đông, luôn luôn kiểm tra trước khi nấu. Trái cây có xu hướng mất rất nhiều nước khi nrã đông. Thịt đông lạnh nên được nấu ngay sau khi rã đông và không được để ở nhiệt độ phòng trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Cắt bỏ các phần bị hỏng dù chỉ là nghi ngờ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn