Cách bày mâm cúng giao thừa đầy đủ, hút tài lộc cho Tết Kỷ Hợi 2019

Chủ nhật - 03/02/2019 17:53

Cách bày mâm cúng giao thừa đầy đủ, hút tài lộc cho Tết Kỷ Hợi 2019

Lễ cúng đêm Giao thừa hay còn được biết đến là “lễ trừ tịch” có ý nghĩa bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón nhận những điều tốt đẹp của năm mới và được thực hiện vào đêm 30 Tết.

Lễ cúng Giao thừa là một phong tục tập quán đẹp của người Việt để thể hiện sự tri ân báo đức và bày tỏ những mong ước bình an, hạnh phúc và ấm no trong năm mới.

Lễ cúng giao thừa là gì?

Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị quan Hành khiển đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.

Lễ cúng giao thừa gồm có 2 lễ đó là lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà. Mỗi lễ cúng sẽ có mâm cỗ cúng giao thừa riêng.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cúng giao thừa ngoài trời truyền thống của người dân Việt thường có gà trống luộc hoặc thủ lợn, bánh chưng, nến, vàng mã, hoa tươi, trầu cau, rượu, trà và một chiếc mũ chuồn hàng mã. Lưu ý là tất cả các đồ cúng trong mâm cúng giao thừa cần phải được chuẩn bị đầy đủ và bê ra trước giờ giao thừa.

Với lễ cúng giao thừa ngoài trời, mâm lễ chỉ nên đặt ở hướng Bắc hoặc là hướng Đông tùy theo từng gia đình. Sở dĩ như vậy vì hướng Bắc là hướng để cúng Thượng Đế còn hướng Đông để cúng Thiên Tử là vua.

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Lễ cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng Thổ Công, vị thần cai quản trong nhà. Mâm cúng giao thừa trong nhà cũng giống như lễ cúng giao thừa ngoài trời, tuy nhiên sẽ bỏ mũ chuồn.

Ở một số nơi có thể sẽ thêm cả các món chè như chè hoa cau, chè kho,... để cúng giao thừa. Tùy từng vùng miền mà mâm cúng giao thừa cũng có những sự khác biệt riêng.

Nếu như miền Bắc mâm cúng giao thừa trong nhà đầy đủ các món mặn, đặc biệt không thể thiếu gà luộc thì miền Nam thì mâm cỗ cúng có thể đơn giản hơn với mâm ngũ quả, hoa cúc vạn thọ, lư hương, hai cây nến, giấy tiền vàng và một quả dừa tươi đã chặt sẵn.

Miền Trung: Mâm cúng giao thừa có bánh chưng, bánh tét và có một vài món ăn được chế biến bằng đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, miến Huế, cá chiên,...

Trên đây là những thông tin về lễ cúng giao thừa. Hy vọng với bài viết này, các bạn đã biết được mâm cúng giao thừa gồm có những gì để có thể tự mình chuẩn bị đồ lễ dễ dàng đón những điều may mắn sắp đến trong năm.

Năm Kỷ Hợi không nên cúng thịt lợn trong mâm cúng Giao thừa?
Không ít người cho rằng, trong mâm cúng ngày Giao thừa năm Kỷ Hợi không nên cúng thịt lợn vì làm vậy sẽ phạm húy, không tốt. Liệu điều này có làm mất...
Bấm xem >>
Theo Anh Tú (Khám phá)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây