Toán học được xem là môn khó với nhiều học sinh. Thậm chí, có những phụ huynh còn phải vò đầu bứt tai trước những bài toán khó và phức tạp của con, kể cả toán tiểu học. Đứng trước một bài toán đơn giản, nếu con làm sai sẽ dễ biến bố mẹ bực mình, nhưng đôi khi đi sâu tìm hiểu ngọn ngành phụ huynh mới hiểu hết được lý do đằng sau.
Mới đây một bà mẹ tên là Yun Qi ở Trung Quốc vô cùng băn khoăn và thắc mắc khi nhìn thấy phép toán đơn giản mà con làm bị cô giáo gạch sai. Phép toán này chỉ đơn giản là "7,5 - 2,5 = ?". Nếu nhìn qua, bài toán này không có gì đánh đố, nắm chắc kiến thức cơ bản là có thể làm được. Bất cứ phụ huynh nào cũng sẽ cảm nhận con họ hoàn toàn làm được, làm đúng.
Người mẹ cảm thấy bực tức vì rõ ràng con giải đúng phép toán nhưng cô giáo vẫn gạch sai
Nhưng khi nhìn thấy kết quả con làm bị gạch, bà mẹ cố vắt óc không tìm ra nguyên nhân. Con gái của Yun Qi bật khóc vì không hiểu vì sao điền đáp án là 5 mà cô giáo vẫn gạch sai. Con gái của Yun Qi có lực học tốt, tính toán nhanh, cẩn thận khi làm bài, tư duy không thua kém chúng bạn trong lớp. Điểm số của cô bé luôn ở mức cao, nên việc để sai một phép toán nhỏ khiến cả người mẹ và con gái không khỏi suy nghĩ.
Nhằm tìm ra được lý do chính xác nhất, chị Yun Qi đã liên hệ với cô giáo để hỏi cho rõ ngọn ngành. Cô giáo cho phụ huynh này biết lý do rằng đề bài yêu cầu phải giữ nguyên chữ số thập phân. Cho nên kết quả đúng của phép tính "7,5 - 2,5 = ?" phải là 5,0 mới chính xác.
Sau khi nghe lời giải thích ngắn gọn và vô cùng dễ hiểu, chị Yun Qi và con gái đã nhận ra lý do. Chị cũng khuyên con gái lần sau nên đọc kỹ đề và rút kinh nghiệm, không phải vì một lý do nhỏ như vậy mà khóc hay không chịu cố gắng.
Nhiều phụ huynh khi nhìn thấy con làm sai sẽ mắng mỏ, trút bực giận nhưng cha mẹ nên tìm hiểu để con thấy được lý do sai. Khi biết lỗi sai từ đâu, lần sau trẻ sẽ tránh được và không lặp lại.
Cách đây không lâu, chị Giang ở Trung Quốc cũng bực mình khi con làm sai phép tính 1,2 + 6,8 = ?. Con trai chị Giang vốn dĩ nghịch ngợm, học lực cũng bình thường, bé mải chơi nên không tập trung khi học, thêm vào đó khi làm bài khá cẩu thả, muốn làm cho xong.
Khi thực hiện phép tính trên, con trai người phụ nữ này ghi đáp án là 8. Thế nhưng, cô giáo vẫn cho rằng đáp án đó là sai và gạch đi.
Chị Giang vô cùng thắc mắc bởi chị nghĩ rằng với bài toán trên thì kết quả bằng 8 là đúng. Sau khi suy nghĩ, chị cho rằng cô giáo nhầm lẫn, chấm sai cho con của mình. Thậm chí, người phụ nữ này còn nghĩ chắc chắn cô giáo không thích con mình nên bày ra cách này để chèn ép, làm điểm số giảm xuống.
Không chịu ấm ức, chị Giang nhắn tin hỏi cô giáo lý do đáp án là 8 vẫn bị cho là sai. Cô giáo đã nhắn tin lại với thái độ đúng mực, cẩn trọng. Cô giáo cho rằng đáp án là 8,0 vì phép tính theo cột nên phải viết cả phần thập phân. Cô giáo cũng đánh giá toán học có tính chặt chẽ, logic, cho nên trẻ cần học kiểu tư duy này khi làm bài.
Sau khi nhận được tin nhắn từ cô giáo, chị Giang mới ngớ người nhưng người mẹ này vẫn không phục. Chị cho rằng nếu như yêu cầu như vậy thì phải ghi rõ trong đề bài. Trẻ sẽ không hiểu được yêu cầu của đề bài nếu không ghi rõ ràng và đầy đủ. Theo chị Giang, trường hợp này lỗi của giáo viên và cô giáo có thể chấm sai rồi dành thời gian giải thích cụ thể rõ ràng, để trẻ rút kinh nghiệm trong các lần làm bài tiếp theo.
Với các phụ huynh khác, khi con làm toán cần hướng dẫn trẻ đọc thật kỹ đề bài và không nên đọc qua loa. Các yêu cầu của đề bài cần được tuân thủ theo. Toán học là bộ môn đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, có đáp án thống nhất chứ không phải mỗi người một đáp án như các môn về xã hội.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/bai-toan-75-25-5-bi-gach-sai-me-gian-du-hoi-co-giao-v...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn