Trị bệnh viêm đại tràng và chế độ ăn uống

Thứ ba - 16/08/2016 05:30

Trị bệnh viêm đại tràng và chế độ ăn uống

Bệnh viêm đại tràng là bệnh về đường tiêu hóa gây cảm giác khó chịu với những người bị bệnh này. Cùng xem cách trị bệnh và chế độ ăn uống cho người bị viêm đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh về đường tiêu hóa, bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những nước kém phát triển có mức sống thấp nên điều kiện vệ sinh không được đảm bảo. Bệnh bắt đầu từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp do nhiễm khẩn hoặc kí sinh vật thông qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để. Sau nhiều lần tái phát bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính.

Những biểu hiện chính của viêm đại tràng mạn tính thường là:

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài
  • Bụng căng chướng
  • Đau bụng
  • Phân rối loạn, khi táo khi lỏng hoặc nát
  • Cảm giác mót muốn đi nữa sau khi đi đại tiện…

Bệnh thường xuyên tái phát và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như sức khỏe hàng ngày của người bệnh. Việc điều trị căn bệnh này gặp khá nhiều khó khăn do tình trạng nhờn và kháng thuốc. Trong khi đó việc điều trị bằng thuốc tây chủ yếu có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh.

Các bệnh ở đại tràng được chia làm 2 nhóm: Bệnh lành tính và ác tính, tùy thuộc vào nhóm bệnh, triệu chứng cũng như mức độ của bệnh mà có cách điều trị khác nhau.

  • 1

    Bệnh đại tràng lành tính

    Trong nhóm đại tràng lành tính chúng tôi đề cập chủ yếu đến bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng làm cho đại tràng bị viêm đỏ, phù nề có thể tổn thương một phần của niêm mạc ruột. Chủ yếu tình trạng viêm đại tràng là do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, tỷ lện nữ nhiều hơn nam, khu vực nông thôn mắc nhiều hơn thành phố và thường gặp ở những người trưởng thành.

    Triệu chứng của bệnh thường là đau quặn từng cơn có thể khắp bụng hoặc dưới bụng, nhất là dưới rốn, đau tùy mức độ viêm, kèm theo cảm giác đau là cảm giác muốn đi ngoài nhưng không được.

    Nguyên nhân có thể do nhiều loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm, do lỵ amip gây nên thì gội là bệnh kiết lỵ. Nếu xảy ra đau nhiều, đi đại tiện nhiều thì là viêm đại tràng cấp. Nếu không được điều trị triệt để dẫn đến viêm đại tràng mạn tính.

    Việc điều trị viêm đại tràng do bác sĩ chẩn đoán sau đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh và kê đơn thuốc. Một số thuốc dùng trong điều trị viêm đại tràng như: Kháng sinh đường ruột, thuốc điều hòa nhu động ruột…

    Mỗi chúng ta cần có chế độ ăn uống phù hợp để phòng bệnh viêm đại tràng hiệu quả. Cần có chế độ ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi không ăn các món đã ôi thiu và thức ăn chế biến từ thực phẩm bị nhiễm bệnh. Nếu có triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị thích hợp.

  • 2

    Bệnh đại tràng ác tính

    Hay còn tên gọi khác là ung thư đại trực tràng. Một số bệnh lý về đại tràng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư như: Loét đại tràng lâu ngày, đa polyp nếu phát hiện muộn có thể trở thành ung thư…

    Bệnh ung thư ở đại hoặc trực tràng có những biểu hiện như phân nhầy mũi và máu, giai đoạn muộn gây tình trạng sụt cân, thiếu máu. Khi khối u quá lớn có thể dẫn đến tắc ruột.

    Việc điều trị cần phải cắt bỏ đoạn ruột bị khối u và những vùng xâm lấn nó. Tùy theo kết quả xét nghiệm tế bào để điều trị tia xạ, hóa chất hoặc miễn dịch kèm theo.

    Để phòng bệnh cần có chế độ ăn uống an toàn và  hợp vệ sinh. Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều thịt làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong khi đó chế độ ăn nhiều rau quả, chất xơ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

  • 3

    Chế độ ăn uống cho bệnh viêm đại tràng mạn

    Dưới đây là một số những lưu ý về chế độ dinh dưỡng đối với những người bệnh viêm đại tràng mạn tính:

    Đối với những ngày không đau: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để giữ gìn sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, tăng sức chịu đựng khi những cơn đau “viếng thăm”. Hãy tranh thủ tẩm bổ cho cơ thể khi bệnh chưa dở chứng.

    Khi bị táo bón: Chế độ ăn nên giảm các chất béo đồng thời tăng chất xơ. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, chừng 2 giờ ăn một bữa.

    Khi bị tiêu chảy: Không được ăn các chất xơ dạng không tan như cellulose để tránh thành ruột không bị cọ sát. Thức ăn còn sống, trái cây khô không nên ăn, trái cây tươi ăn nên gọt vỏ, có thể chế biến thành dạng xay nhừ nhưu chuối, táo, xoài…

    Các chất kích thích nên hạn chế như cà phê, trà, chocolate… hoặc đồ uống chứa cồn như rượu bia

    Các sản phẩm từ sữa nên hạn chế: Vì trong sữa có các loại đường lactose rất khó tiêu hóa, không những vậy chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho người bệnh. Bạn có thể thay thế bằng sữa đậu nành.

    Món ăn chứa nhiều dầu mỡ nên hạn chế, đặc biệt là xào, rán, sốt

    Tránh một số loại thuốc kháng viêm và giảm đau không steroid: Vì chúng có thể ăn mòn niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ xuất huyết.

    Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả hơn.

    Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Nguồn tin: www.lamsao.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây