Chỉ khi cận kề cái chết, nhiều đàn ông Việt mới kịp nhận ra mình đã sai

Thứ năm - 11/08/2016 16:50

Chỉ khi cận kề cái chết, nhiều đàn ông Việt mới kịp nhận ra mình đã sai

Vẫn biết sinh, lão, bệnh, tử là quy luật ai cũng phải trải qua, nhưng nhiều người dù biết chết nhưng vẫn cứ lao đầu vào, chỉ đến khi cái chết đã cận kề họ mới thấy mạng sống của mình giá trị.

Đó là một thực tế mà cả bác sĩ và các người nhà bệnh nhân đều thừa nhận. Theo đó, tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều. Khi gặp những nam bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan, ung thư phổi, hỏi ra mới biết trong số họ dường như ai cũng đã từng uống, nghiện rượu và hút thuốc lá chỉ có một số rất ít là không sử dụng hai chất “kịch độc” này.

Bác Hoàng Xuân Năm (56 tuổi, ở Hòa Bình), phải điều trị hóa chất đến nay là gần 3 năm tại bệnh viện, dù buồn bã vì bệnh tật nhưng khi chúng tôi giới thiệu là phóng viên, tưởng chừng bác Năm sẽ từ chối trả lời những câu hỏi của chúng tôi, nhưng điều trái ngược đã xảy ra. “Các cháu phải viết, viết làm sao cho mọi người bỏ hết rượu bia đi, chỉ vì rượu mà tôi ra nông nỗi này đấy, mất bao nhiêu tiền của vợ con rồi”, bác Năm nói như thể “van xin” một điều gì đó.

 

Bệnh nhân ung thư đang được điều trị tại BV K Trung ương.

Bài liên quan: 

Cô gái bị 40 hạch ung thư trong dạ dày và lời cảnh báo mỗi khi đau bụng, ợ chua

Người mẹ Trung Quốc từ chối điều trị ung thư để sinh con khiến dân mạng bật khóc

Ăn nhiều bún chả, thịt xiên nướng cũng gây bệnh ung thư

Theo lời kể của bác Năm, đến thời điểm này bác không còn nhớ mình bắt đầu uống rượu từ khi nào, nhưng đếm qua cũng phải 20 năm có lẻ. Đã không ít lần những con đau dạ dày hành hạ, không ít lần phát hiện men gan tăng, nhưng điều trị được một thời gian là đâu lại vào đấy. Mỗi ngày trung bình hết 1 “chai 65”, chia đều cho các bữa, đó là chưa kể hội hè, đình đám…

Năm 2013, khi thấy vàng da, vàng mắt được các con đưa đi xuống Hà Nội kiểm tra và thăm khám kỹ lưỡng, lúc đó phát hiện mình đã mắc bệnh ung thư gan, nhưng may mắn là ở giai đoạn sớm vẫn còn có cơ may điều trị được.

“Đấy, chỉ đến khi cái chết cận kề thì chẳng gì là không thể bỏ được cả, giá như tôi từ bỏ trước đó từ khi thấy men gan tăng thì chắc không nên cơ sự phải lấy bệnh viện là nhà như hiện nay”, bác Năm tâm sự.

Cũng giống như trường hợp của bác Năm, trường hợp của Nguyên Xuân An (43 tuổi, ở Thanh Hóa) đang phải nằm điều trị và chăm sóc giảm nhẹ tại Bệnh viện K Trung ương cũng là lời cảnh tỉnh đối với nhưng ai đang hút và nghiện thuốc lá.

Được biết, anh An bắt đầu hút thuốc lá từ năm 22 tuổi và sau 20 năm hút thuốc ngoài việc đã chi rất nhiều tiền cho việc mua thuốc lá thì gia đình anh còn khánh cùng lực kiệt vì vay mượn tiền để chữa bệnh ung thư.

Cũng như bao người khác, khi mắc bệnh rồi anh Hùng mới: “Giá như tôi nghe lời khuyên của bác sĩ, gia đình không hút thuốc thì đâu đến nỗi, giờ chết cũng chẳng được mà sống trở thành gánh nợ cho vợ con, trong khi chưa biết bệnh mình có điều trị được dứt điểm hay không”.

 

BS Tạ Chi Phương - Trưởng khoa Hóa chất (BV Ung bướu Hưng Việt)

Mang những câu chuyện trên chia sẻ với BS Tạ Chi Phương – Trưởng khoa điều trị Hóa chất (Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt), chúng tôi được biết, những câu chuyện đó đối với các bác sĩ điều trị ung thư không có gì là lạ.

“Bệnh nhân nào mắc bệnh ung thư vì rượu, vì thuốc lá cũng đều nói “giá như”, nhưng câu nói đó thì luôn đi đằng sau và chỉ được nói ra khi mình đã mắc bệnh và nói ra khi sự sống và cái chết đang rất mong manh. Bởi vậy, ngay từ bây giờ việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống là điều vô cùng quan trọng”, BS Phương chia sẻ.

Quả thực, nếu nhìn vào tỷ lệ mắc ung thư của Việt Nam qua từng năm chắc hẳn ai cũng phải giật mình vì những con số tăng phi mã, nhưng nếu so sánh với tỷ lệ tiêu thụ rượu bia, thuốc lá và tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay thì con số đó cũng không có gì ghê gớm, nó hoàn toàn tỷ lệ thuận với nhau.

Giật mình con số tiêu thụ rượu, bia và thuốc lá ở Việt Nam

Trong năm 2015, người Việt uống 3,4 tỷ lít bia, 68 triệu lít rượu, tăng 10% so với 2014, khiến Việt Nam trở thành nước tiêu thụ rượu bia nhiều nhất khu vực Đông Nam Á và thứ 3 châu Á.

Còn về thuốc lá, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành, Việt Nam có khoảng 15 triệu người hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 47%, trung bình 2 nam giới có 1 người hút thuốc lá. 2/3 số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc… Tỷ lệ người hút thuốc lá cao đã gây ra các tác hại rất lớn về mặt sức khoẻ và kinh tế của đất nước.

Trung bình mỗi năm, một người hút thuốc ở Việt Nam phải chi gần 700.000 đồng. Với 12 triệu người hút, mỗi năm có khoảng hơn 8.400 tỉ đồng tiêu tốn cho mặt hàng này. Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh. Bện cạnh đó, bệnh tật do thuốc lá gây ra làm tăng gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động.

Nguồn tin: www.eva.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây