*Tiếp tục cập nhật...
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, theo báo cáo của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là tham gia hoạt động trong mùa dịch chưa đến 20 người, nhưng qua xác minh của cơ quan chức năng phát hiện có đến 55 người tham gia sinh hoạt. Trong đó, có 40 người dương tính với SARS-CoV-2 , trong 40 người có 28 tiếp xúc với nhau từ sau khi người đứng đầu Hội thánh này đi Hà Nội về.
Liên quan đến chuỗi lây dịch, nhân viên lấy mẫu xét nghiệm của nhiều người dân xung quanh.
Từ chùm ca bệnh này đã lây lan cho 151 trường hợp khác, trong đó 104 trường hợp là tiếp xúc gần F1 với các ca bệnh thuộc hội thánh (cùng nhà, bạn bè, làm việc cùng công ty/cùng tòa nhà) và 47 trường hợp là tiếp xúc vòng hai (F2).
Như vậy, cho đến nay có tổng cộng 191 trường hợp liên quan đến hội thánh này. Ngoài ra, ghi nhận thêm 4 ca bệnh là tiếp xúc gần của các ca bệnh thuộc Hội thánh phát hiện tại tỉnh Bạc Liêu, Bình Dương, Đắk Lắk và Long An. Có 9 trường hợp liên quan đến chuỗi lây nhiễm 2 vợ chồng cư trú tại Tân Phú được phát hiện tại BV Hoàn Mỹ. Số bệnh nhân liên quan đến Hội thánh này hiện có ở 22/24 quận, huyện.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, từ 40 dương tính của Hội thánh hiện đã rải khắp các địa bàn của thành phố và nhiều tỉnh, thành khác. Do đó, có thể thời gian tới sẽ xuất hiện các ca nhiễm liên quan đến Hội thánh này. Thành phố tiếp tục truy vết quyết liệt liên quan đến Hội thánh ở Gò Vấp và sẽ tăng cường nhân lực đến hỗ trợ cho các địa phương đang cách ly và giãn cách.
(Theo Công an nhân dân)
Quận 12: 1 phường có 4 điểm phong tỏa do liên quan COVID-19
Sáng 1-6, ông Lâm Quân Minh Vương, Chủ tịch UBND phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM, cho biết hiện trên địa bàn phường có 4 điểm phong tỏa do liên quan những ca bệnh COVID-19.
Phong tỏa điểm 1 ở khu phố 4 do có ca bệnh LLN (26 tuổi). Chị N. tạm trú từ tháng 1-2021, liên quan tới ca bệnh ở trường mầm non trên địa bàn phường Tân Thới Nhất, quận 12.
Trước khi xác định mắc bệnh, N. nhận giữ 1 trẻ gần nhà trọ và 1 trẻ ở quận Gò Vấp (TP.HCM). Chị N. cũng đi bầu cử ngày 23-5 tại khu vực bỏ phiếu số 107 vào lúc 18 giờ.
Cơ quan y tế quận 12 ghi nhận khu vực chị N. ở có 68 hộ dân, 230 nhân khẩu và 24 người thuê trọ. Bên cạnh đó, 18 thành viên trong tổ bầu cử 107 cũng thực hiện cách ly tại nhà. Cơ quan y tế quận 12 tiếp tục truy vết cử tri đi bầu vào lúc 18 giờ để hướng dẫn cách ly và khai báo y tế.
Phong tỏa điểm 2 ở quán Gánh đậu, khu phố 3A do có ca bệnh NHQD (23 tuổi). Anh D. là nhân viên quán Gánh Đậu, liên quan đến ca bệnh ở huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Quán Gánh Đậu có 37 nhân viên, trong đó 7 người đã về quê. Cơ quan chức năng yêu cầu chủ quán thông báo ngay 7 người này và hướng dẫn họ ra cơ quan y tế địa phương khai báo. 30 người còn lại ở tại quán cho tới khi có thông báo từ cơ quan chức năng.
Phong tỏa điểm 3 ở khu phố 2 do có ca bệnh NTN (24 tuổi). N. liên quan tới ca bệnh làm việc tại 1 công ty trong Công viên phần mềm Quang Trung, quận 12. Khu vực N. ở có 7 hộ dân với 30 nhân khẩu.
Phong tỏa điểm 4 ở khu phố 1 A do có ca bệnh LTQN (22 tuổi). Chị N. liên quan ca bệnh làm việc trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, TP.HCM. Cơ quan chức năng xác định 14 người có tiếp xúc với chị N. tại nơi làm việc.
Theo ông Vương, tât cả trường hợp liên quan 4 ca bệnh nói trên được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
(Theo Pháp luật TP.HCM)
TP HCM: Triển khai biện pháp y tế ở một khu chợ có ca nghi mắc COVID-19
Tối 31-5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho hay cơ quan chuyên trách tiến hành phong tỏa một khu vực ở một khu chợ trên địa bàn quận 8 do phát hiện ca nghi nhiễm COVID-19 liên quan.
Nhân viên chống dịch lấy mẫu xét nghiệm tại một khu chợ ở quận 8 TP HCM.
Trước đó, sáng cùng ngày, quận 8 ghi nhận 1 ca nghi nhiễm SARS-CoV-2 liên quan đến ca bệnh tại tòa nhà số 1 Hoàng Việt, quận Tân Bình. Ngay lập tức, các lực lượng chức năng đã đến phong tỏa hiện trường, điều tra truy vết và đưa ca nghi nhiễm đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi để cách ly, theo dõi.
Qua điều tra dịch tễ. cơ quan y tế đã khoanh vùng 229 hộ, gần 900 nhân khẩu và tiến hành phong tỏa một đoạn đường khoảng 100 mét nằm trong khu vực chợ thuộc khu phố 6 và 7 phường 4, quận 8.
Được biết ca nghi nhiễm này đã đi nhiều nơi và chưa nhớ hết lịch trình di chuyển, tiếp xúc nên việc truy vết vẫn đang được tiến hành.
Đến 20 giờ cùng ngày, công tác khử khuẩn tại khu vực phong tỏa đã được hoàn tất, số F1 đã truy vết được khoảng 21 trường hợp, số F2 ghi nhận là 37 trường hợp và vẫn đang tiếp tục được điều tra.
Dự kiến sẽ lấy khoảng 200 mẫu gộp cho khu vực phong tỏa và lấy mẫu đơn cho các trường hợp tiếp xúc gần.
(Theo Người Lao Động)
Cà Mau vận động lập quỹ phòng, chống dịch COVID-19
Uỷ ban MTTQVN tỉnh Cà Mau phát động đợt vận động, quyên góp ủng hộ Quỹ phòng, chống COVID- 19.
Ngay sau lễ phát động quyên góp Quỹ phòng chống COVID-19, Uỷ ban MTTQVN tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận 48 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ 7,3 tỷ đồng và 50.000 khẩu trang y tế.
Đợt vận động quỹ phòng, chống dịch tại Cà Mau từ ngày 31/5 đến ngày 31/8/2021. Trong đó, cán bộ, công chức, viên chức ủng hộ Quĩ tương đương 1 ngày lương.
Hình thức vận động, tiếp nhận bằng tiền mặt, thuốc và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch. Toàn bộ tiền, vật chất và các khoản ủng hộ qua cuộc vận động sẽ được tổng hợp, công khai minh bạch, sử dụng đúng mục đích mua vắc xin và các mục đích phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Mọi sự đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp và người dân gởi trực tiếp tại địa chỉ tiếp nhận: Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau, số 02, đường Trần Hưng Đạo, Phường 5, TP Cà Mau, hoặc ủng hộ qua số tài khoản: 3761.0.9098910.91999 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Cà Mau.
Khánh Hoà cách ly y tế toàn bộ người dân về từ TP.HCM
UBND tỉnh Khánh Hoà có công điện khẩn về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong tình hình mới.
Theo công điện, tỉnh này thành lập 5 trạm kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch COVID-19 trên các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa. Tiếp tục tạm dừng hoạt động của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết.
Công điện yêu cầu, các quán ăn, uống đường phố, vỉa hè chỉ được bán mang về, không tổ chức ăn uống tại chỗ. Đối với các nhà hàng, quán ăn, quán giải khát trong nhà phải bố trí bàn ghế giãn cách tối thiểu 1m hoặc có tấm chắn ngăn cách giữa các bàn. Đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng thì hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang suốt hành trình, khai báo y tế, có dung dịch sát khuẩn tay; lập danh sách hành khách, ngồi giãn cách và không vượt quá 50% số ghế được cấp phép.
Trước đó, tỉnh Khánh Hoà đã có văn bản yêu cầu cách ly tập trung 21 ngày toàn bộ người từ TP.HCM trở về Khánh Hòa xuất phát từ quận Gò Vấp, phường Thanh Lộc, quận 12 và các điểm phong tỏa khác tại TP.HCM kể từ ngày 31/5; các quận, huyện còn lại của TP.HCM cách ly tại nhà 14 ngày. Đối với người về tỉnh Khánh Hòa từ các tỉnh, thành phố có dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, có số ca mắc cao thì cách ly y tế tại nhà 14 ngày.
Sở GTVT Khánh Hoà cũng có văn bản yêu cầu các xe vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi từ tỉnh Khánh Hòa đi TP.HCM và ngược lại bắt đầu tạm dừng hoạt động từ 0h ngày 31/5 cho đến khi có thông báo mới.
(Theo Tiền Phong)
Các nước Đông Nam Á đang vật lộn với dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 ngày càng phức tạp ở khu vực Đông Nam Á. Theo trang thống kê Worldometer, tính đến ngày 31-5, tổng số ca nhiễm ở 11 nước khu vực đã lên hơn 4 triệu, trong đó khoảng 79.000 người đã chết. Các điểm nóng là Indonesia, Philippines và Thái Lan; số bệnh nhân mới mỗi ngày ở ba nước này gần đây đều vượt mốc 5.000.
171 triệu là tổng số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận trên toàn cầu, theo trang thống kê Worldometer tính đến ngày 31-5. Trong số này, số trường hợp tử vong là 3,5 triệu. Hiện dịch đã lây lan sang 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình sẽ còn nghiêm trọng hơn
Dù lượng nhiễm và tử vong ở Đông Nam Á đáng ngại như vậy nhưng giới chuyên gia vẫn cho rằng con số thực sự có thể cao hơn vì nhiều lý do khác nhau, theo tờ The Straits Times. Chẳng hạn, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng chính trị từ tháng 2 đến nay, Myanmar hiện không cập nhật số người nhiễm COVID-19 hằng ngày nghiêm ngặt như trước.
“Khi nói đến số ca nhiễm COVID-19, Thái Lan và Malaysia sẽ đứng đầu vì hai nước này có năng lực xét nghiệm cao và hệ thống y tế tốt so với các nước khác trong khu vực. Với Campuchia, Lào và Myanmar, hệ thống y tế của họ không phát triển như vậy. Do đó, số ca nhiễm ngày càng tăng ở những nước này là một vấn đề đáng lo ngại vì không thể biết chính xác độ nghiêm trọng của nó” - điều phối viên y tế khẩn cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) Abhishek Rimal nhận định.
Đáng lo hơn, nhiều chuyên gia cảnh báo tình hình dịch ở Đông Nam Á có thể sẽ diễn biến tương tự những gì ở Ấn Độ và Nepal nếu các nước không kịp thời kiểm soát dịch. Trước tình cảnh phải chịu nhiều hạn chế và thiệt hại kinh tế trong thời gian dài, có tình trạng người dân nhiều nước đã bắt đầu lơ là, không tự giác chấp hành các quy định y tế về phòng chống dịch COVID-19.
Đơn cử, trong mùa lễ hội Hồi giáo Hari Raya Aidilfitri ở Malaysia hồi tháng 5, hàng ngàn người đã di chuyển giữa các bang bất chấp các quy định cấm đi lại đã khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn. Một dự báo khác liên quan tới Indonesia thì cho rằng nước này có thể chứng kiến số ca nhiễm mỗi ngày tăng vọt lên đến 8.000 vào giữa tháng 6 này khi khoảng 2,6 triệu người trở về các TP lớn sau lễ Hari Raya Aidilfitri (cả Indonesia và Malaysia đều có tín đồ Hồi giáo chiếm số đông).
Nhân viên y tế tại một trạm xét nghiệm COVID-19 lưu động ở thủ đô Manila (Philippines) ngày 7-5. Ảnh: REUTERS
Lãnh đạo các nước gấp rút hành động
Trong bối cảnh này, chính phủ nhiều nước đang đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng cũng như nhanh chóng cấp phép mua vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, một báo cáo của Công ty tư vấn kinh tế The Economist Intelligence Unit (Anh) cho rằng với tiềm lực khác nhau của mỗi nước thì phải ít nhất tới cuối năm 2022, các nước Đông Nam Á mới có thể đạt được miễn dịch cộng đồng.
Ở Thái Lan, hiện chỉ mới khoảng 3 triệu người, tương đương 4% dân số được tiêm vaccine, chủ yếu là hai loại Sinovac (Trung Quốc) và AstraZeneca (Anh - Thụy Điển). Theo tuyên bố của chính quyền Bangkok, phải đến tháng 6 thì mới nhập đủ lượng vaccine từ phía sản xuất để tiêm chủng đại trà, tiến tới mục tiêu 70% dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine trước tháng 12.
Malaysia hiện đã tiêm được cho khoảng 1,9 triệu người, tương đương 6% dân số. Theo trang thống kê Our World in Data, so với hai tuần trước, Malaysia thời điểm hiện tại đã tăng gấp ba lượng vaccine được triển khai trung bình trong bảy ngày. Thủ tướng Muhyiddin Yassin mới đây tuyên bố khoảng 80% dân số Malaysia có thể sẽ được tiêm phòng trước cuối năm nay.
Bên cạnh tiêm chủng, Malaysia nổi lên trong khu vực là nước mạnh tay áp dụng nhiều biện pháp chặn dịch khắt khe, cụ thể giãn cách xã hội toàn quốc từ ngày 1 (giờ địa phương) đến 14-6. Theo đó, nước này sẽ đóng cửa tất cả trung tâm mua sắm và cấm tất cả hoạt động sản xuất, dịch vụ không thiết yếu như giải trí, làm đẹp và thể thao. Các doanh nghiệp khác sẽ được phép hoạt động nhưng chỉ trong khung giờ từ 8 giờ đến 20 giờ.
Một nước có cách tiếp cận tương đối khác với phần lớn khu vực là Singapore. Trong bài phát biểu trước toàn dân ngày 31-5, Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh chiến lược phòng chống đại dịch COVID-19 tại Singapore sẽ liên tục được điều chỉnh để đối phó với sự xuất hiện của các biến thể nguy hiểm của chủng gốc virus SARS-CoV-2, theo kênh Channel News Asia. Trong thời gian tới, chiến lược của Singapore sẽ bao gồm tập trung thực hiện nhanh hơn và mạnh mẽ hơn ba biện pháp chính gồm tăng tốc xét nghiệm, tăng cường truy dấu nguồn lây và mở rộng tiêm vaccine.
Singapore cũng sẽ mở rộng diện cách ly tới những người tiếp xúc gần với ca nhiễm COVID-19. Theo đó, một người được xác định có tiếp xúc gần với ca nhiễm COVID-19 sẽ được cách ly ngay lập tức, đồng thời người thân trong gia đình cũng sẽ được thông báo tự cách ly ngay mà không cần chờ kết quả xét nghiệm của người này.
Our World in Data hiện xếp Singapore vào nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tỉ lệ dân số được tiêm chủng với 36,11%, tương đương khoảng 1,8 triệu người. Những người có nguy cơ lây nhiễm cao (nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch) và hầu hết người dân từ 45 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Bắt đầu từ ngày 1-6, Singapore sẽ triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh, sinh viên. Sau đó, khoảng giữa tháng 6, những người 39 tuổi trở xuống bắt đầu có thể đăng ký tiêm vaccine.•
(Theo Pháp luật TP.HCM)
Dịch chồng dịch ở Ấn Độ, số ca nhiễm nấm đen tăng chóng mặt
Khi làn sóng lây nhiễm COVID-19 bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt, Ấn Độ tiếp tục đối mặt với hiểm họa nấm đen, nước này đã ghi nhận tổng cộng 12.000 ca bệnh cho tới thời điểm hiện tại. Nhiều bang ở Ấn Độ đã tuyên bố đây là bệnh dịch.
Các nhà khoa học giải thích rằng bệnh mucormycosis (nấm đen) là do bào tử nấm mốc gây ra. Chúng thường tấn công những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và các bệnh lý tiềm ẩn.
Những bào tử nhỏ bé này tồn tại trong môi trường và khi hít vào hệ hô hấp, chúng sẽ gây tổn thương xoang, não hoặc phổi, có thể dẫn đến đau đầu dai dẳng hoặc sưng ở một bên mặt.
Tình trạng nhiễm nấm đen này cần được phát hiện sớm và điều trị bằng thuốc ngay lập tức, vì việc trì hoãn điều trị sẽ làm tăng nguy cơ người bệnh phải cắt cụt các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi loài nấm này.
Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho thấy bệnh Mucormycosis có tỉ lệ tử vong là 54%, có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh và các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.
Căn bệnh này không lây, có nghĩa là nó không thể lây lan thông qua tiếp xúc giữa người hoặc động vật. Nhưng nó lây lan từ các bào tử nấm có trong không khí hoặc trong môi trường, và hầu như không thể tránh khỏi.
AmBisome là thuốc duy nhất có thể dùng để trị liệu nấm đen. Theo phác đồ điều trị thông thường, một bệnh nhân nấm đen sẽ cần 5-7 liều AmBisome mỗi ngày trong vòng 42 ngày. Trung bình, mỗi bệnh nhân cần khoảng 250 liều AmBisome trong toàn bộ quá trình điều trị.
Với 12.000 bệnh nhân hiện tại, Ấn Độ cần trung bình 72.000 liều AmBisome/ngày và lượng thuốc dự trữ của nước này gần như đã cạn kiệt.
Căn bệnh này có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh tiểu đường và các tình trạng tổn thương hệ thống miễn dịch. Các chuyên gia cho rằng việc lạm dụng một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch trong suốt thời kỳ COVID-19 có thể đã làm gia tăng các ca nhiễm ''nấm đen''.
Nấm có thể phát triển mọi nơi dưới dạng mốc. Ở những nước nhiệt đới độ ẩm cao, nấm có xu hướng sinh sôi mạnh. Các đợt bùng phát nấm đen hiện nay ở Ấn Độ cũng có thể là do nước này đang ở thời điểm mùa hè nóng ẩm.
(Theo Người Đưa Tin)
.tabcorona{word-spacing:-5px;border-bottom:1px solid #e4e4e4}.tabcorona .tablinks{display:inline-block;padding:10px 15px;color:#666;font-size:14px;border:1px solid #e4e4e4;border-bottom:0;cursor:pointer;word-spacing:0}.tabcorona .tablinks.active{font-weight:700;color:#f45d40;border:1px solid}Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/covid-19-16-55-nguoi-tham-gia-sinh-hoat-hoi-thanh-tru...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn