Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc này nhằm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoáng sản phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường đúng theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010; quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Đồng thời phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Yêu cầu các khu vực khoáng sản được lựa chọn đưa ra đấu giá phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã được cơ quan chức năng phê duyệt.
Thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đấu giá quy định tại Nghị định số 22/2012 và Thông tư liên tịch số 54/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính, Thông tư số 16/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nếu trong năm 2017 chưa thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản hết các khu vực mỏ đã được phê duyệt trong kế hoạch thì các mỏ còn lại sẽ được chuyển sang đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong các năm tiếp theo.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm thông báo công khai danh mục các khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá; thông tin cơ bản về điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản; các thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Xác định giá khởi điểm, bước giá, tiền đặt trước cho các khu vực mỏ khoáng sản đưa ra đấu giá. Lập hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản và triển khai công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản có trách nhiệm ban hành Quy chế đấu giá và nội quy phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Quyết định số tiền đặt trước, bước giá cho phiên đấu giá và tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
Thế Kha
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn