Nhọc nhằn nghề đá Ninh Vân

Chủ nhật - 11/09/2016 10:04

Nhọc nhằn nghề đá Ninh Vân

Mặc trời nắng mưa, nguy hiểm rình rập hay bụi bẩn ảnh hưởng sức khỏe, người thợ chế tác đá Ninh Vân (Ninh Bình) vẫn say sưa với nghề. Họ làm với lòng đam mê, sự cống hiến để tinh hoa của làng bay xa, giữ mãi tiếng thơm cho muôn đời sau.
Làng chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) là một trong những làng nghề nổi tiếng cả nước. Làng chuyên sản xuất, chế tác đá thành các loại sản phẩm bằng đá, sử dụng cho đời sống sinh hoạt, tâm linh và các công trình nghệ thuật.
Làng có tuổi đời 400 năm, ông tổ làng nghề là một người quê ở Thanh Hóa ra cố đô Hoa Lư lập nghiệp sau đó truyền nghề lại cho người dân trong làng. Những dấu ấn lịch sử của làng đá hiện vẫn còn lưu giữ ở đền, đình và các ngôi nhà cổ trong làng.
Ở Ninh Vân, nghề chế tác đá là nghề cha truyền con nối. Có những gia đình có 3 đến 4 đời làm nghề đá. Họ làm nghề không chỉ để mưu sinh mà còn giữ truyền thống của gia đình, làng xã.
Bàn tay tài hoa của người Ninh Vân hiện có mặt trên khắp cả nước và nước ngoài. Điển hình như: Tượng đài Bác Hồ ở Nghệ An, tượng Mẹ Suốt ở Quảng Bình, lăng Khải Định ở Huế, hay nổi tiếng với 500 bức tượng La Hán chùa Bái Đính ở Ninh Bình...
Người Ninh Vân say sưa với nghề với lòng đam mê và cống hiến. Vì thế nhiều thế hệ ở Ninh Vân trưởng thành từ nghề đá với bàn tay tinh hoa được nghệ nhân khắp cả nước biết đến, họ quan niệm sống với nghề để không phụ lòng mong mỏi của cha ông cũng như để lại tiếng thơm cho muôn đời sau.
Nghề chế tác đá Ninh Vân nổi tiếng là vậy, nhưng để sống được với nghề người thợ đá luôn phải sống, đối mặt với nhiều nguy hiểm rình rập để cho ra tác phẩm lưu danh hậu thế.
Ngoài việc chân tay thường xuyên tiếp xúc với những khối đá to nặng có thể bị đề lên thân thể bất cứ lúc nào thì ô nhiễm từ bụi đá cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của người thợ. Dẫu vậy, ở Ninh Vân vẫn có nhiều phụ nữ theo nghề nguy hiểm này.
Những người thợ phụ nữ thường đeo gang tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, còn những người đàn ông thì chỉ mặc tấm áo cọc sơ sài, đội mũ và chiếc khẩu trang nhỏ, còn tay thì để mặc.
Một nghệ nhân chia sẻ, bụi đá ô nhiễm là thế nhưng bịt kín mặt, mang gang tay rất khó làm. Việc bị ảnh hưởng đến sức khỏe từ bụi đá thương xuyên xảy ra, các bệnh thường bị như hô hấp, tiêu hóa... người thợ Ninh Vân thường xuyên gặp phải
Dù trời nắng, nhưng người thợ đá Ninh Vân chỉ làm việc dưới chiếc mành che tạm bợ.
Họ thường xuyên phải sống trong bầu không khí ô nhiễm, bụi đá bay mù mịt.
Đôi bàn tay đen sạm lại vì dính bụi bẩn, chưa kể chân tay luôn bị đá làm rách da, chảy máu do đá xiết vào hay bị đá đè bẹp mỗi khi khuân vác, vận chuyển đá.
Mỗi tháng người thợ làm đá có thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng. Khoản tiền đủ chi phí cho gia đình thường ngày. Mỗi lúc ốm đau, bệnh tật thì lại phải đi vay mượn.
Từng nhóm thợ làm việc dưới chiếc bạt che nắng tạm. Sinh hoạt ăn uống nghỉ ngơi của họ cũng diễn ra ngay tại căn nhà nhỏ sau đó.

Một xưởng sản xuất chế tác đá ngay sát bên đường vào làng. Do không có đất sản xuất, nhiều gia đình ở Ninh Vân tận dụng cả nơi ở, hành lang giao thông làm nơi sản xuất. Ô nhiễm bụi, tiếng ồn ở làng lên đến mức báo động. Chưa kể việc lấn chiếm lòng đường, tai nạn giao thông xảy ra.

Nhiều thợ ở Ninh Vân được công nhận nghệ nhân dân gian. Hiện có những nghệ nhân chỉ mới qua tuổi đôi mươi. Để có được thành công, người thợ đá làm việc hăng say, sống hết đam mê với nghề.
Một tác phẩm do người thợ ở làng đá Ninh Vân làm ra.

Về Ninh Vân dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà khang trang bên những đống đá vật liệu khổng lồ. Nghề chế tác đá mang lại kinh tế cao cho người dân trong làng nhưng đổi lại họ cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả lớn từ ô nhiễm, tai nạn nghề nghiệp xảy ra.

Thái Bá

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây