Lời kêu cứu tuyệt vọng của cô gái nghèo lấy chồng Trung Quốc câm điếc

Thứ hai - 24/10/2016 07:20

Lời kêu cứu tuyệt vọng của cô gái nghèo lấy chồng Trung Quốc câm điếc

Trên mạng xã hội Facebook mấy ngày đây lan truyền lời kêu cứu của 1 cô dâu Việt (quê Cần Thơ) đang ở Trung Quốc. Theo lời cô gái, do lấy phải người chồng bị tâm thần, cô bị đánh đập rất dã man, có nguy cơ ảnh hưởng tính mạng. Mẹ cô gái đang mong mỏi một “phép màu” có thể mang con gái bà về quê.

Cô dâu M.T. và chú rể người Trung Quốc bị câm điếc

Cô dâu tên Liêu Thị M.T., sinh năm 1993, quê ở ấp Điền Hòa, xã Thới Tân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, đang sống cùng gia đình chồng ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).

Tiếp xúc với PV, ông Liêu Xương (50 tuổi) và bà Đào Thị Trăng (49 tuổi, cùng ngụ ấp Điền Hòa, xã Thới Tân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) - cha mẹ của cô dâu bất hạnh cho biết, gia đình ông bà đang mong cơ quan chức năng vào cuộc giúp đỡ để giải cứu con gái của họ.

Theo lời kể của bà Trăng, cuối tháng 2/2016, một người có chồng ở Trung Quốc tên là Điểm (ngụ huyện Cờ Cỏ, TP Cần Thơ) đến nhà bà ngỏ lời sẽ làm mai cho T. một người chồng Trung Quốc giàu có. Mấy hôm sau đó, ông này dẫn đến nhà bà người thanh niên mang quốc tịch Trung Quốc tên là Ye-Fei và "ra giá" nếu T. chịu lấy Ye-Fei, gia đình bà Trân sẽ được cho 50 triệu đồng.

“Tuy nhiên, khi gặp gỡ tiếp xúc, thấy Ye-Fei bị câm điếc nên vợ chồng tôi không đồng ý gả con gái. Nhưng vì thương cha mẹ nên con tôi nó nói "chấp nhận hy sinh lấy anh ấy để gia đình có tiền trả nợ". Vài ngày sau chúng tôi tổ chức 2 mâm tiệc để chiêu đãi bà con họ hàng. Khoảng 10 ngày sau là T. xuất ngoại theo chồng”, bà Trăng kể.

Cha mẹ cô dâu bất hạnh bất lực không biết làm cách nào cứu con thoát cảnh khổ

Cũng theo lời bà Trăng, qua đến nhà chồng ở Trung Quốc chưa được bao lâu thì T. liên tục bị chồng đánh đập, bạo hành. “Mỗi lần tôi gọi qua là nó than khóc. Con tôi nói chồng nó ngoài bị câm còn bị thêm bệnh thần kinh nhẹ nên cứ la hét, đánh đập nó. Còn cha mẹ chồng thì thu giữ hết giấy tờ tùy thân vì họ sợ con gái tôi bỏ trốn, trong khi con tôi không biết tiếng Trung…” - nói đến đây bà Trân bật khóc tức tưởi vì thương con.

Ông Liêu Xương cũng không cầm được lòng dù là một người rắn rỏi. Ông Xương kể, hai vợ chồng ông không có lấy nổi một mảnh đất cắm dùi, phải thuê 2 công ruộng để làm lúa và nuôi đàn vịt kiếm sống qua ngày. Khi nghe tin con gái bị chồng bạo hành vợ chồng ông bà lo lắng, mất ăn mất ngủ nhưng không biết cách nào để đem được con gái về.

Hai ông bà trước căn nhà tồi tàn, không có lấy một thứ đồ có giá trị

Ông Xương tâm sự: “Mỗi lần con điện về than khóc, tvợ chồng tôi khuyên nó ráng chịu đựng vì nhà mình nghèo quá, lấy tiền đâu mà qua đến tận Trung Quốc giải cứu cho con. Chúng tôi tha thiết nhờ các anh, các chị thông tin để ngành chức năng họ giúp đỡ cho con tôi”.

Ông Xương và bà Trăng cũng cho biết, gia đình ông bà không hề làm bất cứ giấy tờ hay thủ tục gì cho con gái để lấy chồng Trung Quốc. “Chúng tôi không biết chữ nên khi mai mối, Điểm nói để thuê người làm hết mọi thủ tục đi Trung Quốc cho T. Chỉ sau có chục ngày là con tôi đi nước ngoài, chúng tôi cũng không biết nó đi bằng đường nào nữa” - hai ông bà khẳng định.

Ông Lê Văn Nhớ - Phó chủ tịch UBND xã Thới Tân tiếp xúc PV Dân trí ngày 23/10

Liên quan đến vụ việc ngày 23/10, tiếp xúc phóng viên Dân trí, ông Lê Văn Nhớ - Phó chủ tịch UBND xã Thới Tân xác nhận, trên địa bàn xã có trường hợp chị T. lấy chồng Trung Quốc. "Phía địa phương cũng đã nắm được thông tin trên nhưng chưa xác định được là nguồn tin bị chồng đánh đập, hành hạ có chính xác hay không. Gia đình ông Liêu Xương khi gả con sang Trung Quốc không hề đến địa phương đăng ký kết hôn và cũng không báo cáo lên chính quyền. Chỉ sau khi thông tin trên trang Facebook cá nhân T. có chia sẻ về việc mình đang bị chồng đánh đập và kêu gọi giúp đỡ thì chúng tôi mới biết" - ông Nhớ nói.

Ông Nhớ thông tin thên, gia đình ông Xương có hoàn cảnh rất khó khăn, sống trong căn nhà vách nứa ở khu vực vùng xa, chỉ làm ruộng là chủ yếu. Nhà ông Xương có 2 người con gái. Chị của T. cũng đã lấy chồng Trung Quốc cách đây 2 năm, nhưng ông bà vẫn nghèo khó.

Phạm Tâm -Hiếu Hạnh

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây