Hai lần di dời ngôi mộ cổ Thượng thư Ngô Nhân Tịnh

Thứ hai - 26/09/2016 08:37

Hai lần di dời ngôi mộ cổ Thượng thư Ngô Nhân Tịnh

Nằm tọa lạc trong khuôn viên chùa Giác Lâm (đường Lạc Long Quân, Q.Tân Bình, TP.HCM) hiện có lăng mộ Thượng thư Bộ Công Ngô Nhân Tịnh.

 

Ngô Nhân Tịnh (1761 - 1813) còn gọi là Ngô Nhân Tĩnh, Ngô Nhơn Tịnh, tên tự là Nhữ Sơn, tiên tổ là người Quảng Đông (Trung Quốc) sang nước Nam đến Gia Định (Trong ảnh: Mộ xây dựng vào năm 2004, kích thước rộng 5 m, dài 12 m. Kết cấu ngôi mộ từ ngoài vào trong gồm: bình phong tiền, sân tế, bệ thờ, bia mộ, nấm mộ và bình phong hậu, bao quanh là lớp tường thành kết hợp với trụ biểu).

 

Không rõ năm Ngô Nhân Tịnh ra giúp chúa Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820), chỉ biết ở trong những năm đầu dựng nghiệp và ông được lãnh chức Thị độc Viện Hàn lâm (Trong ảnh: Lư hương trước mộ và bình phong tiền).

 

Tháng 6 âm lịch năm Mậu Ngọ (1798), ông làm Hữu tham tri Bộ Binh, được chúa Nguyễn Ánh cử theo thuyền buôn Trung Quốc sang Quảng Đông để trình quốc thư cho nhà Thanh, với mục đích hợp tác đánh Tây Sơn và dò xét tin tức của vua Lê Chiêu Thống. Tuy nhiên khi đến Quảng Đông, ông nghe tin vua Lê đã mất nên trở về (Trong ảnh: Mặt sau bình phong tiền ngôi mộ).

 

Năm Canh Thân (1800), ông theo hộ giá chúa Nguyễn đi cứu viện Quy Nhơn. Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu Gia Long, ông được phong làm Giáp Phó sứ theo Chánh sứ Trịnh Hoài Đức và Phó sứ Hoàng Ngọc Uẩn sang Trung Quốc lần hai để trình quốc thư và nộp trả ấn sách mà nhà Thanh đã phong cho nhà Tây Sơn. Đồng thời, đoàn sứ thần cũng giải theo các cướp biển Tề Ngôi là Mạc Quang Phù, Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài (những cướp biển từng hợp tác với Tây Sơn) giao cho nhà Thanh. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, ông trở về đảm nhiệm chức vụ cũ (Trong ảnh: Từ bình phong tiền vào mộ có khoảng sân tế rộng rãi).

 

Năm Đinh Mão (1807), ông được sung làm Chánh sứ cùng với Phó sứ Trần Công Đoàn sang Chân Lạp (Campuchia), đem sắc ấn đến thành La Bích phong Năc Chăc làm Cao Miên quốc vương.  Năm Tân Mùi (1811), Gia Long năm thứ 10, ông ra làm Hiệp Trấn tỉnh Nghệ An. Cũng trong thời gian này ông cùng Đốc Học Nghệ An là Bùi Dương Lịch soạn ra tập Nghệ An Phong Thổ Ký.

 

Năm Nhâm Thân (1812), ông được thăng làm Thượng thư bộ Công kiêm Hiệp Hành Tổng Trấn tỉnh Gia Định và được phong chức Tinh Viễn hầu (Trong ảnh tấm bia mộ của ông từ năm 1813. Nội dung bia mộ ghi: Mộ của người họ Ngô, giữ chức Khâm sai, Công bộ Thượng thư, Hiệp tổng trấn thành Gia Định, thụy là Túc Gian, ban tước Tịnh Viễn hầu).

 

Năm Qúy Dậu (1813), ông cùng Tổng trấn thành Gia Định là Lê Văn Duyệt đem hơn 13.000 quân binh hộ tống Quốc vương Năc Chăc về nước Chân Lạp. Cùng năm này, sau khi đi hội đàm cùng Xiêm La (Thái Lan) bàn việc Chân Lạp, ông bị người cùng triều vu tội tham ô, ăn của đút lót của Chân Lạp và Xiêm La.

 

Tổng trấn Lê Văn Duyệt phải dâng tấu lên vua. Vua Gia Long nói: “Việc không có chứng cứ, hãy để đó” (Trong ảnh: Bình phong hậu ghi tiểu sử của Thượng thư Ngô Văn Tịnh).

 

Tuy nhiên, cũng từ đây, Ngô Nhân Tịnh nghĩ không yên lòng, thường tự than rằng: “Vẽ rắn thêm chân, ai khiến ta mang cái oan không bày tỏ được”. 

 

Tháng 10-1813, Ngô Nhân Tịnh uất ức, sầu thảm dẫn tới ốm mất không một lời trăn trối (Trong ảnh: Một nét chữ trên ngôi mộ).

 

Năm 1820, vua Minh Mạng truy cấp cho mộ phu coi mộ. Tháng 12-1853, vua Tự Đức phê chuẩn lời tâu của Bộ Lễ, Công bộ Thượng thư lĩnh Gia Định thành Hiệp tổng trấn Tịnh Viễn hầu là Ngô Nhân Tịnh được thờ vào miếu Trung hưng công thần. 

 

Ngô Nhân Tịnh còn là người giỏi văn chương, thích ngâm vịnh. Ông cùng với hai người bạn thân thiết là Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức, sáng lập "Bình Dương thi xã" nổi danh một thời.

 

Sau khi mất, ông được an táng tại làng Chí Hòa, tổng Dương Hòa thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là Ga Sài Gòn). Ngày 1-10-1936, để giải phóng mặt bằng cho việc xây dựng ga Sài Gòn, lăng mộ Ngô Nhân Tịnh phải cải táng di dời về làng Tân Hóa, tổng Tân Phong Trung, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định (nay là đường Lũy Bán Bích, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú).

 

Năm 2004, để ghi nhớ, tôn vinh bậc danh nhân này, UBND TP.HCM đã cho di dời và an táng lăng mộ Ngô Nhân Tịnh tại vị trí trong khuôn viên chùa Giác Lâm hiện nay (Trong ảnh là Mộ bà Nguyễn Thị E (1925-2007) do các con lập bên cạnh mộ của Ngô Văn Tịnh).

 

Một ngôi mộ khác xây theo kiểu đứng bên hong ngôi mộ của Thượng thư Ngô Văn Tịnh.

Nguồn tin: eva.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây