SCMP nhận định, Trung Quốc dường như ngày một đau đầu hơn về chiến lược, với các dấu hiệu cho thấy liên minh quân sự Mỹ - Nhật - Hàn đang hình thành sau khi Seoul gợi ý chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, cơ quan này có thể chia sẻ thông tin về tên lửa của Triều Tiên thông qua hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Nhưng đó có thể là bước đi nguy hiểm trong con mắt của Bắc Kinh, vì điều đó kết nối Tokyo và Seoul gần nhau hơn trên con đường hợp tác quân sự, giới phân tích nhận định.
Nhật Bản và Hàn Quốc cùng là đồng minh thân cận của Mỹ. Nhưng Seoul luôn miễn cưỡng tham gia vào hợp tác quân sự song phương với Tokyo vì tranh chấp lãnh thổ trên biển, và vấn đề tội ác của Đế quốc Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên, Seoul đã thay đổi lập trường.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 4/8, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, việc chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản là có thể. Đây là kết quả của bản ghi nhớ được ký kết vào năm 2014 giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản liên quan đến chương trình hạt nhân cũng như tên lửa của Bình Nhưỡng.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo từng phủ nhận khả năng chia sẻ thông tin tình báo từ hệ thống radar của THAAD cho Nhật Bản.
Song Zhongping, nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh và từng là người hướng dẫn thuộc Quân đoàn pháo binh số 2, nhận định rằng khởi đầu khiêm tốn này có thể dẫn đến sự chia sẻ thông tin rộng hơn giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, hình thành liên minh quân sự.
“Điều này có thể dẫn đến một liên minh 3 bên, thay cho song phương Mỹ - Nhật, hoặc Mỹ - Hàn. Nó có thể đặt ra mối đe dọa gây tổn hại đến sự ổn định ở Đông Bắc Á”, ông Song nói. Nếu Hàn Quốc kết nối vào quỹ đạo của Mỹ và Nhật, ảnh hưởng của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên có thể bị tổn hại nghiêm trọng.
Việc triển khai THAAD trên bán đảo Triều Tiên đang khiến tình hình khu vực trở nên phức tạp. Ảnh: Quân đội Mỹ |
Trong cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II tại Bắc Kinh, tháng 9/2015. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nói khi đứng cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, Hàn Quốc chỉ có đồng minh duy nhất là Mỹ.
Vài tháng sau đó, Wasington và Seoul tuyên bố triển khai hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm đối phó với mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên. Nhưng THAAD cũng có thể sử dụng cho mục đích do thám Trung Quốc.
Trung Quốc phản ứng rất gay gắt với quyết định trên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc chấm dứt việc triển khai lá chắn tên lửa bởi nó không có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, gây tổn hại nghiêm trọng cho an ninh các nước khác, bao gồm Trung Quốc.
Đầu tuần này, Bắc Kinh đã yêu cầu đài truyền hình quốc gia ngưng phát sóng bất kỳ chương trình có ngôi sao Hàn Quốc.
Vị trí triển khai THAAD ở Seongju. Đồ họa: Cho Sang-won |
Thiếu tướng về hưu Xu Guangyu nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ bị dồn vào góc tường, nếu Hàn Quốc và Nhật Bản mở rộng hợp tác quân sự. Trong trường hợp này, Bắc Kinh buộc phải liên minh với Moscow để tạo đối trọng.
“Trung Quốc và Nga sẽ phải đối mặt với thách thức mạnh mẽ từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, những quốc gia có thể có được thông tin về tên lửa của Nga, Trung Quốc. Điều này có thể dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh và Moscow, kích hoạt chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á”, tướng Xu nói.
Lý do Trung Quốc phản đối hệ thống THAAD tại Hàn QuốcMọi hoạt động của quân đội Trung Quốc dọc bờ biển đều nằm trong tầm trinh sát của radar hệ thống THAAD là lý do Bắc Kinh kịch liệt phản đối triển khai nó tại Hàn Quốc. |
Nguồn tin: news.zing.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn