Hạm đội xử lý thủy lôi hàng đầu châu Á của Nhật Bản

Thứ tư - 24/08/2016 15:25

Hạm đội xử lý thủy lôi hàng đầu châu Á của Nhật Bản

Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản sở hữu đội tàu quét mìn hùng hậu với 29 chiếc cùng kinh nghiệm tác chiến phong phú thông qua các cuộc tập trận chung với Mỹ.

Mìn hải quân (thủy lôi) có lịch sử phát triển lâu dài cùng với sự hình thành và phát triển của các tàu chiến mặt nước trên thế giới. Theo các tài liệu lịch sử, thủy lôi được sử dụng lần đầu trong triều đại nhà Minh ở thế kỷ 14.

Các nước sử dụng thủy lôi để phong tỏa các tuyến đường biển phát triển mạnh trong những năm Thế chiến I và mở rộng quy mô trong Thế chiến II. Từ đó, xử lý thủy lôi trở thành một bộ phận rất quan trọng trong việc đảm bảo khả năng hoạt động của các lực lượng hải quân trên thế giới.

Thủy lôi được thiết kế nằm lơ lửng ở dưới mặt nước và bất ngờ phát nổ khi có tàu thuyền đi qua gây nên những thiệt hại rất lớn, thậm chí đánh chìm tàu. Các thủy lôi thế hệ cũ hoạt động theo nguyên tắc “chạm-nổ” nên xác suất tiêu diệt tàu chiến thường không cao.

Thủy lôi hiện đại sử dụng hệ thống cảm biến từ tính để kích nổ mỗi khi tàu chiến có vỏ bằng kim loại đi qua nên xác suất gây hỏng và chìm tàu rất cao.

Năng lực hàng đầu khu vực

Rà phá thủy lôi là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với hoạt động của hải quân các nước trên thế giới trong đó có Nhật Bản. Ý thức được mối hiểm họa của thủy lôi, lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) đã xây dựng một lực lượng rà phá thủy lôi hàng đầu khu vực châu Á.

Tàu quét mìn lớp Yaeyama của lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản neo tại cảng. Ảnh: JMSDF

Theo Global Security, trong phân công nhiệm vụ giữa hải quân Mỹ-Nhật theo Hiệp ước An ninh chung, Mỹ chịu trách nhiệm về hỏa lực tấn công, còn Nhật Bản chịu trách nhiệm về phòng thủ, chiến tranh chống ngầm, xử lý thủy lôi. Với vai trò hoạt động như vậy, từ những năm Chiến tranh Lạnh đến nay JMSDF xây dựng lực lượng có năng lực tác chiến phòng thủ, chiến tranh chống ngầm và xử lý thủy lôi hàng đầu thế giới.

Trong biên chế JMSDF có 29 tàu chiến được thiết kế cho nhiệm vụ rà phá thủy lôi. Những chiếc tàu quét mìn này có thiết kế vỏ tàu bằng gỗ bên ngoài được bao bọc bằng sợi thủy tinh để giảm từ tính khi hoạt động. Các tàu gồm lớp Yaeyama tải trọng 1.200 tấn. Lớp Enoshima, Hirashima, Sugashima tải trọng 570 tấn.

Nổi bật trong đó là tàu quét mìn lớp Yaeyama. Đây là lớp tàu quét mìn lớn nhất của Nhật Bản và nó có tính năng chiến đấu tương đương với tàu quét mìn lớp Avenger của Hải quân Mỹ.

Tàu được trang bị hệ thống định vị thủy âm AN/SQQ-32 để phát hiện thủy lôi. Hệ thống bao gồm 2 cụm định vị gắn ở thân tàu và một kéo theo phía sau. Khi không triển khai hoạt động hệ thống định vị kéo theo được đặt trong một thùng nhỏ ở dưới boong  tàu.

Phương pháp xử lý thủy lôi

Trong tác chiến biên đội, tàu quét mìn thường đi tiên phong để phát hiện và dọn đường cho đội hình chiến đấu chính phía sau. Hệ thống định vị thủy âm sẽ phát hiện và lập bản đồ mô phỏng bãi mìn.

Để vô hiệu hóa thủy lôi các tàu quét mìn có thể thực hiện theo 2 cách. Đầu tiên tàu sử dụng một thiết bị phát từ tính kéo theo sau tàu để kích nổ thủy lôi rải dưới nước. Cách thứ 2 là sử dụng phương tiện điều khiển từ xa dưới nước ROV để vô hiệu hóa thủy lôi.

Tàu quét mìn lớp Hirashima. Ảnh: JMSDF

ROV được điều khiển từ tàu mẹ, nó được trang bị hệ thống camera có khả năng ghi hình trong môi trường ánh sáng yếu dưới nước cùng hệ thống cảm biến cao tần giúp phát hiện thủy lôi. Nó được trang bị một thiết bị cắt cáp neo của thủy lôi cùng thiết bị lắp đặt thuốc nổ để vô hiệu hóa thủy lôi ở dưới nước.

Giải pháp xử lý thủy lôi bằng ROV cho hiệu quả cao và an toàn hơn so với giải pháp quét cơ khí. ROV được điều khiển cách tàu mẹ từ 1.000-1.500 m giúp đảm bảo an toàn cho tàu mẹ và thủy thủ đoàn khi thủy lôi bị kích nổ.

Bên cạnh hạm đội tàu quét mìn hùng hậu với trang bị hiện đại. JMSDF còn có nhiều kinh nghiệm xử lý thủy lôi thông qua các cuộc tập trận chống thủy lôi, nơi họ luôn giữ vai trò hoạt động chính. Hạm đội quét mìn của JMSDF không chỉ đảm bảo an toàn cho tàu chiến của Nhật Bản, mà còn cho tàu chiến của Mỹ trong các hoạt động chung.

Nhật lắp radar, xây dựng lá chắn tên lửa đối phó Trung Quốc

Tokyo đang tăng cường sự hiện diện quân sự tại biển Hoa Đông như lắp radar giám sát, củng cố lá chắn tên lửa nhằm đối phó với những diễn biến an ninh mới trong khu vực.

Nguồn tin: news.zing.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây