Từ cách mô tả mối quan hệ của bản thân, cách hành xử khi tranh cãi nhau tới trình độ học vấn và công việc hiện tại, rất nhiều cặp đôi có những dấu hiệu này đều đã kết thúc cuộc hôn nhân của mình.
Kết hôn ở tuổi vị thành niên hoặc sau 32 tuổi
Thời điểm tốt nhất để kết hôn là khi bạn cảm thấy sẵn sàng và gặp được người có thể cùng bạn trải qua cả đời mà không phải chịu ép buộc hay tác động từ bất cứ ai.
Những cặp vợ chồng nào thường nói về cuộc hôn nhân của mình một cách chán nản, tiêu cực (Ảnh minh họa)
Theo một nghiên cứu của Nicholas Wolfinger, giáo sư tại Đại học Utah, các cặp vợ chồng nên kết hôn ở độ tuổi 20 đến đầu 30, các nhóm tuổi khác khi kết hôn sẽ dễ dẫn tới ly hôn hơn, nhất là ở tuổi vị thành niên. Nếu kết hôn sau năm 32 tuổi, tỷ lệ ly hôn tăng khoảng 5% mỗi năm.
Ngoài ra, tỷ lệ ly hôn giữa các cặp vợ chồng dị tính tăng theo khoảng cách tuổi giữa 2 người. So với những cặp vợ chồng bằng tuổi thì nếu chênh tuổi nhau, khoảng cách mỗi 1 tuổi khiến họ có khả năng ly hôn cao hơn 3%, 5 tuổi là 18% và 10 tuổi là 39%.
Người chồng không làm việc toàn thời gian
Một nghiên cứu của Harvard năm 2016 chỉ ra rằng không phải thu nhập mà chính sự phân công lao động mới là thứ ảnh hưởng lớn nhất tới hôn nhân gia đình .
Theo đó, những gia đình mà người chồng không có công việc toàn thời gian mà chỉ làm bán thời gian hoặc làm tự do thì tỷ lệ ly hôn cao hơn 3.3% so với những gia đình khác. Tuy nhiên, tình trạng việc làm của người vợ lại không ảnh hưởng gì nhiều.
Chưa tốt nghiệp trung học
Những người có trình độ học vấn cao hơn thì tỷ lệ ly hôn cũng thấp hơn một nửa so với những người chưa tốt nghiệp trung học. Điều này có thể liên quan tới vấn đề thu nhập, những người trình độ học vấn thấp có thu nhập ít hơn, dẫn tới nhiều áp lực cuộc sống hơn.
Thể hiện sự coi thường với bạn đời
John Gottman, một nhà tâm lý học tại Đại học Washington và là người sáng lập Học viện Gottman, gọi những hành vi dưới đây là "tứ kỵ sĩ khải huyền" bởi nó dự đoán rất chính xác khả năng ly hôn của một cặp đôi.
Những hành vi đó là: ngạo mạn, chỉ trích đối phương, luôn đóng vai nạn nhân và từ chối mọi sự giao tiếp. Những hành động này đôi khi rất nhỏ nhưng sẽ nhanh chóng giết chết cuộc hôn nhân.
Quá tình cảm khi còn là vợ chồng son
Nếu bạn không ôm hay nắm tay nhau khi mới cưới thì chắc chắn quan hệ hôn nhân có vấn đề. Những nếu quấn quýt nhau quá thì cũng chưa chắc là dấu hiệu tốt.
Những cặp vợ chồng ly dị nhau sau 7 năm hoặc hơn đều vốn là những cặp đôi rất tình cảm và gắn bó, quấn quýt. Nguyên nhân có thể do những khoảnh khắc cực kỳ hạnh phúc rất khó để duy trì dài lâu và liên tục trong một khoảng thời gian dài như vậy.
Bỏ đi khi xảy ra xung đột
Khi bạn đời đang cố gắng nói chuyện về một chuyện gì đó, việc bạn đóng sầm cửa lại và bỏ đi thực sự không phải cách giải quyết đúng đắn cho vấn đề.
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy việc "rút lui" khỏi một cuộc tranh luận không khiến không khí dịu đi mà thậm chí làm tăng lỷ lệ ly hôn.
Mô tả mối quan hệ một cách tiêu cực
Năm 1992, Gottman và các cộng sự tại đại học Washington đã phỏng vấn các cặp vợ chồng về nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống. Bằng cách phân tích những câu trả lời, họ có thể dự đoán những ai đang chuẩn bị ly hôn.
Những cặp vợ chồng nào thường nói về cuộc hôn nhân của mình một cách chán nản, tiêu cực thì đó là dấu hiệu cảnh báo hôn nhân sắp đến bờ vực tan vỡ, họ đã cảm thấy không còn muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ này nữa.
Sau bao lâu, chúng tôi đã có một “đêm vợ chồng” thật sự. Nhưng mọi chuyện không thể cứu vãn.
Bạn có những băn khoăn muốn chia sẻ, những tâm tư muốn được giãi bày, những khúc mắc muốn nhờ tư vấn? Hãy gửi ngay những tâm sự của bạn tới mail bantrecuocsong@24h.com.vn để các chuyên gia tâm lý, tình yêu gỡ rối giùm bạn |
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn