CEO 8X-9X: Từ cậu bé tự kỷ đến mong ước phụng sự

Chủ nhật - 21/08/2016 18:38

CEO 8X-9X: Từ cậu bé tự kỷ đến mong ước phụng sự

Nói đến những nhà lãnh đạo, người ta hay mặc định rằng: Họ phải là người bản lĩnh, nhiều kinh nghiệm, có tầm nhìn… để lèo lái con thuyền doanh nghiệp đến thành công. Vậy những nhà lãnh đạo trẻ kế thừa làm sao để họ tiếp nối những trường tồn ấy?

Từ khi đất nước mở cửa, nhiều CEO lừng lẫy đã lèo lái doanh nghiệp vươn lên, hội nhập. Đó là thế hệ đầu và bản lề cho thời kỳ đầu phát triển kinh tế . Những năm gần đây đang xuất hiện một thế hệ CEO với hành trang được học hành bài bản hơn. Họ là những gương mặt còn rất trẻ, những CEO thế hệ cuối 8X - đầu 9X kế thừa nhưng lại là những người lãnh đạo điều hành chính sự nghiệp mà mình đang gầy dựng.

Trần Huy Khoa mong muốn rằng từ ba đến năm năm nữa có thể xây dựng được “quần thể mái ấm” cho những bệnh nhân mà anh đang chăm sóc. Ảnh: TQ

“Tôi đã hiểu được giá trị của chính mình, giác ngộ lý tưởng sống và đạt được những thành công của ngày hôm nay là nhờ hình ảnh một chú chó con!” - đó là những lời chia sẻ dí dỏm anh Trần Huy Khoa, người sáng lập ra Trung tâm Nghiên cứu công nghệ sinh học Bio Sun và cũng là người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu thành công bốn chủng đông trùng hạ thảo quý hiếm, chia sẻ.

Đi đến ước mơ với cú lội ngược dòng

Sau rất nhiều lần hẹn gặp không thành do thời điểm đó Khoa đang khá bận rộn với công việc nghiên cứu và kinh doanh của mình, cuối cùng tôi cũng đã hẹn được Khoa trong một buổi cà phê chiều Sài Gòn. Tôi không thấy vẻ mệt mỏi sau một ngày dài làm việc và nghiên cứu. Vẫn phong thái hào hứng và nụ cười tràn đầy năng lượng ấy khi Khoa gặp tôi.

Nếu như nhà bác học nổi tiếng Thomas Edison đã từng bị thầy giáo của mình chế giễu ông là một cậu bé ngu dốt và điên khùng thì tuổi thơ của Trần Huy Khoa cũng là sự chế giễu, dè bỉu của mọi người xung quanh bởi họ cho rằng đứa trẻ tự kỷ này rồi cũng sẽ chẳng làm nên trò trống gì cả. Thế nhưng cũng ít ai biết rằng ẩn sâu trong vỏ bọc khù khờ của cậu là ước mơ trở thành một bác sĩ để kiếm được thật nhiều tiền, xây một ngôi nhà thật lớn với những tiện nghi cao cấp cho gia đình mình. Và hơn hết cậu bé luôn nhắc đến hai tiếng “phụng sự”.

Sinh ra trong một gia đình nghèo có năm anh chị em tại một vùng quê thuộc tỉnh Gia Lai, số phận của Khoa ngay từ khi còn bé đã kém may mắn vì mắc phải căn bệnh tự kỷ. Đến tận năm 10 tuổi, cậu bé Khoa vẫn không thể phân biệt được đâu là cái muỗng ăn cơm, ngồi học trong lớp Khoa chỉ ngơ ngác, thất thần cười một mình, mơ mộng về những điều không tưởng…

Năm 13 tuổi, Khoa được cậu ruột đưa vào Sài Gòn nuôi nấng, dạy dỗ. Anh đã dần thay đổi và ý thức được cuộc sống mới của mình. Khoa vừa đi học vừa đi làm thêm đủ nghề để phụ giúp cậu ruột. Lúc đó Khoa chỉ có một ý nghĩ đơn giản, phải học để trở thành bác sĩ.

Tuy nhiên, ước mơ của Khoa bị ngưng lại vì thi trượt ngành bác sĩ đa khoa của ĐH Y Dược TP.HCM. Chán nản, tẻ nhạt và vô vị, đó là khoảng thời gian mà Khoa dường như đã mất đi động lực của chính mình.

Sau đó, anh quyết định tham gia các hoạt động từ thiện như chăm sóc bệnh nhân HIV, ung thư hay những người nằm liệt giường… Thấy được sức khỏe của họ có tiến triển, Khoa như lấy lại được tinh thần khi phát hiện ra lý tưởng phụng sự xã hội và con người.

Kinh doanh với tinh thần... tay không bắt giặc

Có thể nói Khoa là mẫu CEO trẻ 8X tiêu biểu với tinh thần tay không bắt giặc. Để có thể trang trải học phí và tiếp tục công việc chăm sóc bệnh nhân, Khoa mạnh dạn nảy sinh ý tưởng kinh doanh. Và thế là với 3,3 triệu đồng mượn từ một người bạn, anh đã kiếm được gần 5 tỉ đồng sau hơn ba năm kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông. Từ đây, Khoa đã quy tụ những người anh em có chung chí hướng để cùng nhau tạo ra giá trị vật chất, bên cạnh đó cũng tạo ra quỹ từ thiện để phục vụ những bệnh nhân mà mình đang chăm sóc hoặc những người bệnh trong lúc nguy kịch cần sự giúp đỡ nhất.

Thời gian này, một ý tưởng “điên rồ” đã ra đời. Khi chăm sóc một số bệnh nhân ung thư tại BV Ung bướu, anh phát hiện ra tỉ lệ ung thư của người Việt Nam rất cao và nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thực phẩm bị nhiễm hóa chất từ thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật… Khoa quyết định bắt tay vào nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật không độc hại nhằm thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

Vậy mà chỉ sau vài tháng nghiên cứu, Khoa đã phải chứng kiến hàng trăm tấn nguyên liệu bị loại bỏ, thiệt hại gần 10 tỉ đồng. Cộng sự lại bỏ đi vì những mâu thuẫn… Áp lực tâm lý và áp lực tài chính đè nặng đã khiến chàng trai trẻ rơi vào trạng thái “nửa tỉnh nửa mê”. Gần một tháng trời Khoa không thể làm được việc gì, thậm chí có những lúc không nhớ nổi tên của người bạn thân. Nhưng chính lý tưởng phụng sự một lần nữa đã giúp anh tỉnh ngộ.

Hãy cho đi tất cả giá trị mình có

Hơn tám năm với một trăn trở là làm cách nào để có thể giúp đỡ cho những bệnh nhân ung thư. Làm sao để chăm sóc sức khỏe cho chính người thân của mình. Chính trong những chuyến đi làm công tác xã hội, đặc biệt lại là người hay được gần gũi với các hoạt động chăm sóc bệnh nhân ung thư. Rồi mỗi lần về nhà nhìn mẹ ngày càng suy yếu, ra ngoài nhìn những bệnh nhân đau đớn chống chọi với căn bệnh của mình… lại làm Khoa khao khát hơn nữa, càng có động lực hơn nữa để làm sao tìm ra được giải pháp để báo hiếu cho mẹ, để giúp cho những bệnh nhân ung thư. Thế rồi hơn tám năm ước mơ viển vông ấy cũng thành sự thật!

Ngưng một chút, Khoa ngậm ngùi cách đây khoảng ba năm, khi mình đã nghiên cứu và nuôi cấy thành công dược liệu quý đông trùng hạ thảo và đây là công thức mà các công nghệ trên thế giới và các nước đang làm. Lúc hạnh phúc lắm cứ tưởng như có thể đưa dòng sản phẩm này ra thị trường ngay được. Thế nhưng đó lại là lúc mình suy ngẫm và e ngại về tác dụng về sau của nó. Bởi vì công nghệ trên thế giới đang được nuôi cấy trên môi trường hóa học tổng hợp, bao gồm những thành phần vi lượng có chứa một số thành phần hóa học, khoáng hóa học như KH2PO4, MgSO4, NH4(SO4)2… hoặc nuôi cấy trên môi trường bán tự nhiên (nghĩa là phải có một số chất hóa học bảo quản thì đông trùng hạ thảo mới phát triển được). Điều này về sâu xa mà nói sẽ để lại những di chứng về sau.

Thế là mình lại quyết định mạo hiểm thêm lần nữa đó là nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên môi trường dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên (môi trường hoàn toàn tự nhiên: yến sào, gạo huyết rồng, dịch chiết trái cây). Dẫu biết rằng mình có thể sẽ gặp nhiều thử thách và có thể thất bại hoàn toàn với công trình nghiên cứu này.

Khi tôi hỏi Khoa không sợ thất bại, không sợ lại phải bước lại những bước chân đầu tiên sao, Khoa chỉ cười và nói: “Sợ chứ! Nhưng cứ đi rồi sẽ đến chị ạ, vì lý tưởng, phương châm sống của mình là: Hãy cho đi tất cả giá trị mình có để nhận lại những kết quả tốt đẹp về sau”.

Tôi nói thêm: Khoa sinh ra giống như để “phụng sự” nhỉ? “Có thể đấy chị, tôi mong ước có thể giúp cho nhiều người Việt Nam được khỏe mạnh và hạnh phúc. Ngoài ra, tôi mong muốn rằng từ ba đến năm năm nữa mình có thể xây dựng được “quần thể mái ấm” cho những bệnh nhân mà mình đang chăm sóc”, đúng là giấc mơ không nhỏ của kẻ luôn cho đi.

"Đôi lúc tôi thấy mình giống như một ngọn nến nhỏ, mà một ngọn nến nhỏ vẫn chưa đủ thắp lên ánh sáng cho bầu trời trong xanh. Tôi thật sự rất mong muốn có nhiều hơn nữa những ngọn nến khác cùng mình làm bừng sáng lên Trái đất này - những ngọn lửa sức khỏe, yêu thương và hạnh phúc."

Trần Huy Khoa

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây