Mới đây, cây viết Thomas Barrett đã sang Việt Nam và trải nghiệm thực tế ở trận đấu quyết định chức vô địch V-League giữa Hà Nội T&T và Thanh Hóa. Sau đó, ông đã có bài viết khá chi tiết trên tờ Guardian về thực trạng bóng đá Việt Nam.
Dân trí xin lược dịch bài viết của tác giả Thomas Barrett:
Khi tôi nói mình chuẩn bị đi xem trận đấu ở V-League, người bạn tôi tỏ vẻ nhạo báng. Anh thợ sửa xe lề đường cũng lắc đầu, anh ta nói câu gì đó mang hàm ý chế nhạo. Anh chàng pha chế đồ uống thì nhìn tôi và cười. Rõ ràng, những gì tôi nói không phải trò đùa. Việt Nam là đất nước yêu bóng đá cuồng nhiệt nhưng giờ đây, sao khi nhắc tới bóng đá, họ lại đỏ mặt lên nhỉ?
Bạn tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh đã dậy sớm để theo dõi trận đấu giữa MU và Southampton, nơi Ibrahimovic ghi bàn thắng đầu tiên. Anh bạn cùng phòng tôi từng nổi giận khi chứng kiến Arsenal bị Leicester City cầm chân. Họ hâm mộ Premier League tới cuồng nhiệt.
Giải V-League mới đã bị đánh giá là giải đấu tham nhũng thứ 3 trên thế giới. Người ta hối lộ trọng tài, bôi nhọ tình yêu trái bóng tròn của người hâm mộ. Hai năm trước, CLB Ninh Bình đã viết đơn xin LĐBĐ Việt Nam cho giải tán đội bóng vì có tới 13 cầu thủ dính líu tới bán độ. Trước đó, vào những năm 2000, người ta thấy hàng tá cầu thủ, HLV, trọng tài phải đi tù vì dính líu tới bán độ.
Khi tôi tới SVĐ Hàng Đẫy, tôi thấy những con gà kêu quang quác, nhảy tránh dòng xe máy. Ở đây khác hẳn với SVĐ Emirates hay Old Trafford. Khuôn viên trước SVĐ không bao giờ lộn xộn tới vậy. Những mảng tường sơn màu vàng kiêu Pháp cổ đã xuống cấp và bong tróc do chịu ảnh hưởng của thời tiết, thời gian…
Hôm nay, nếu đánh bại Thanh Hóa, Hà Nội T&T sẽ lên ngôi vô địch. Có vẻ như Hà Nội T&T khá được yêu thích nhưng bầu không khí ở đây khá căng thẳng giữa các nhóm CĐV.
MU vừa công bố doanh thu hơn 500 triệu bảng nhưng có vẻ như nếu làm việc tại đây, họ chẳng có kiếm nổi một xu. Các quần bán đồ thể thao đầy rẫy bên ngoài SVĐ bán rất nhiều loại áo nhái, thậm chí có cả áo của Leicester City, thứ mà mùa giải năm ngoái không xuất hiện.
Khi vào trong SVĐ, mọi thứ có vẻ trở nên quen thuộc hơn. Những CĐV khác ngồi thành một dãy đầy màu sắc. Sau lưng tôi là chú nhóc với chiếc kèn vuvuzuela.
Tôi nhìn thấy tiền đạo người Argentina, Gonzalo, mẫu cầu thủ mà tôi thích. Nhưng tôi tự hỏi vì sao anh ấy lại chơi bóng ở đây? Trong anh ta cao lớn hơn nhiều cầu thủ Việt Nam. Điều đó làm tôi nhớ tới trung phong cổ điển kiểu Anh.
Tuy vậy, Gonzalo lại khá vụng về. Anh ta đi bóng vài đường thì ngã sòng soài ra sân. Những cú dứt điểm của cậu ấy đạt tỷ lệ chính xác không cao. Nhưng rồi, phút 20 Gonzalo đã ghi bàn. Cậu ấy thoải mái đệm bóng vào lưới đối thủ.
Có một cầu thủ tôi khá ấn tượng là Nguyễn Quang Hải. Cậu ta có cái chân trái đầy ma thuật, khiến cho khán giả đều phải đứng dậy cổ vũ.
Hiệp 2 có vẻ chú ý hơn khi pháo sáng được thắp lên. Họ quăng xuống đường biên, khiến một cầu thủ suýt lĩnh đủ. Lạ ở chỗ chẳng ai quan tâm tới hành vi ấy.
Gonzalo đã bị chuột rút ở hiệp 2. Thế nhưng, anh ta không làm phụ lòng tôi khi có được bàn thắng ấn định chiến thắng 2-0.
Một giải đấu không thực sự tốt nhưng khoảnh khắc Quang Hải đi bóng qua 6 cầu thủ hay cú “xe đạp chổng ngược” của Gonzalo đã gợi tới nét tinh khiết của bóng đá.
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh và dân số cũng tăng nhanh. Có quá nhiều tiềm năng chưa được khai thác ở đất nước này. Cầu thủ bóng đá sẽ tốt lên nếu như họ biết cách tránh những bê bối, điều khiến CĐV mất niềm tin.
H.Long
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn