Kim Huệ dẫn dàn “chân dài” bóng chuyền về đấu giải làng: Vui như hội

Thứ tư - 21/02/2018 11:55

Kim Huệ dẫn dàn “chân dài” bóng chuyền về đấu giải làng: Vui như hội

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các đội bóng chuyền lại “tranh thủ” đi thi đấu các giải làng săn giải thưởng trăm triệu. Đi tới đâu, những “chân dài” bóng chuyền cũng được tiếp đón nồng nhiệt, với vô vàn cung bậc cảm xúc của một giải đấu cấp làng.

Giải hội làng to hơn tiền thưởng giải vô địch quốc gia

Từ nhiều năm nay, chuyện các tuyển thủ bóng chuyền Việt Nam thi đấu ở các hội làng dịp đầu xuân đã trở nên quen thuộc, nhưng mỗi năm một đông vui, tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Nếu như giải bóng chuyền vô địch quốc gia chỉ diễn ra lượt đi và về mỗi năm, thì giải làng lại tăng chóng mặt, từ chỗ chỉ trên dưới 10 giải giờ lên tới con số gần 30 và thực sự có tác động tới đời sống bóng chuyền Việt Nam.

Các giải bóng chuyền hội làng thu hút rất đông người xem

Khắp từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng thấy tuyển thủ bóng chuyền về làng thi đấu biểu diễn. Tiếng là hội làng nhưng giải thưởng không hề nhỏ, có làng trao giải nhất lên tới cả trăm triệu đồng, làng nào ít cũng không dưới 30 triệu. Nếu tính cả tiền “thưởng nóng” trên sân, các VĐV bóng chuyền kiếm vài chục triệu đồng mỗi ngày sau khi chia nhau chẳng phải là quá khó.

Với phần thưởng lớn như vậy, nên cứ khi nào thu xếp được thời gian, là các VĐV chuyên nghiệp từ ngôi sao tới mới nổi, từ đội nam tới đội nữ, đều hội quân ở các hội làng để kiếm thêm thu nhập trong những ngày đầu xuân.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày và nếu tính ra đi thi đấu dăm bảy làng liên tiếp, các VĐV cỡ tuyển thủ quốc gia thu cả trăm triệu đồng “mùa” hội làng cũng là chuyện bình thường. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giải VĐQG mỗi năm đấu chỉ 1-2 tháng, với họ, số tiền này thực sự rất đáng quý.

Đội bóng có Kim Huệ “mở hàng” thành công

Năm nay, phụ công Kim Huệ không còn thi đấu mà chuyển hẳn sang công tác huấn luyện. Hoa khôi bóng chuyền Việt Nam làm HLV phó đội Ngân hàng Công thương. Trong lần đầu tiên dẫn quân đi thi đấu “càn quét” giải thưởng các hội làng, Kim Huệ tỏ ra rất háo hức.

Giải đấu đầu tiên đội bóng của Kim Huệ tham dự là cúp Loa Thành (Đông Anh, Hà Nội). Đây là giải đấu truyền thống gắn liền với lễ hội Cổ Loa nổi tiếng khắp cả nước. Đúng dịp lễ hội, lại có các tuyển thủ bóng chuyền đến thi đấu, nên sân xóm Mít (Cổ Loa) có rất đông người dân đến xem, dù trời có mưa.

Giá trị giải thưởng khá lớn cũng khiến các VĐV chơi hết mình

Trong khi đó, các VĐV sẽ phải có mặt từ sáng sớm, sau đó đánh đến gần tối xong (thường các đội sẽ đánh vòng tròn để vào bán kết, chung kết). Sau khi kết thúc vòng bảng, các VĐV bóng chuyền tranh thủ ăn cơm, có khi ngồi uống trà đá hay nước mía để nghỉ ngơi.

Hầu hết các làng đều tổ chức bóng chuyền ở sân bê tông gồ ghề, chấn thương rất dễ xảy ra. Dù vậy, với nhiều năm kinh nghiệm thi đấu giải hội làng, “đen” lắm thì mới gặp sự cố ngoài mong muốn.

Điều mà các tuyển thủ bóng chuyền thích thú nhất khi tham dự các giải làng là họ được thưởng nóng ngay trên sân, đơn giản chỉ là cú đập sau vạch 3m hay phòng thủ tốt, phát bóng hay… Ở những giải làng có giải thưởng cao như Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) hay Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), có năm mỗi tuyển thủ chia nhau vài chục triệu đồng sau một ngày thi đấu là chuyện bình thường.

Chuyện các tuyển thủ bóng chuyền “càn quét” hội làng kiếm thêm thu nhập suy cho cùng cũng chỉ là vui vẻ, dù không được giới quản lý và những nhà làm chuyên môn khuyến khích. Người hâm mộ được tận mắt xem thần tượng thi đấu, còn các VĐV coi đây là dịp “khởi động” cho mùa giải mới, lại có đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống.

Như cúp Loa Thành vừa kết thúc chiều qua, đội bóng của Kim Huệ với nhiều ngôi sao trong đội hình, đã ẵm cúp vô địch có giá trị 25 triệu đồng (chưa bao gồm thưởng nóng). Đội nhì là Hà Nội, ba là Hải Dương, xếp cuối là Quảng Ninh. Sau giải này, các VĐV bóng chuyền sẽ tiếp tục chuyến “du đấu” của mình, và tất nhiên họ luôn được chào đón ở bất cứ đâu.

Một trận đấu bóng chuyền giải làng có hàng nghìn người tới xem

Không khí các trận đấu đông vui náo nhiệt không kém bất kỳ giải đấu chuyên nghiệp nào

Dù mặt sân và điều kiện thi đấu không đảm bảo nhưng các VĐV vẫn chơi hết mình

Các VĐV tranh thủ nghỉ ngơi, ăn uống trước khi bước vào các trận đấu

Hoa khôi Kim Huệ chụp ảnh cùng NHM

Chân dài Thanh Thúy vui vẻ chụp ảnh với fan

Các VĐV đều rất thoải mái tham dự các giải hội làng

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây