Đua xe F1: Thành công đến từ những “canh bạc” lịch sử

Thứ tư - 28/02/2018 00:16

Đua xe F1: Thành công đến từ những “canh bạc” lịch sử

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Hãy cùng tìm hiểu về 4 sự hợp tác còn lại trong lịch sử mà đã tạo nên nhiều “trái ngọt” giúp cho các đội đua giàu truyền thống hơn. Trong số đó có những cái tên quen thuộc và một cuộc cách mạng vào thuở sơ khai của F1.

Red Bull và Renault

(Giai đoạn: 2007 - nay, Danh hiệu vô địch: 8, Chiến thắng chặng: 55, Pole: 58, Podium: 147)

Red Bull đã có 1 mùa giải sử dụng động cơ Cosworth và Ferrari trước khi chuyển sang Renault cách đây 11 năm, trải qua bao nhiêu thăng trầm, vẫn tồn tại cho tới thời điểm này (dù động cơ hiện tại được gán mắc TAG Heuer).

Những năm gần đây, sự hợp tác giữa hai bên khá khó khăn, đặc biệt là từ khi F1 chuyển sang sử dụng động cơ loại 1.6lit hybrid turbo năm 2014. Renault luôn chật vật với sự bất ổn định và mã lực tối đa có thể đạt được, dù mọi thứ đã có phần khởi sắc hơn trong 2 năm gần đây.

Trước đó, tại thời kì V8, sự phối hợp này đã thành công rực rỡ trong các năm từ 2010 đến 2013. Red Bull đã giành được chức vô địch kép trong 4 năm liên tiếp với Renault có công đóng góp rất lớn trong chiến tích này. Dù vậy, thành công đầu tiên tất nhiên phải đề cập tới Adrian Newey, người đã tạo ra những khung gầm xuất sắc, đặc biệt là chiếc RB7 năm 2012 với ống khuếch tán thổi khí xả đáng chú ý, rất hiệu quả dưới tài năng của Sebastian Vettel.

Cooper và Climax

(Giai đoạn: 1957-1965, Danh hiệu vô địch: 4, Chiến thắng chặng: 14, Pole: 10, Podium: 48)

Climax đã làm một cuộc cách mạng vào những năm 50 với loại động cơ mạnh mẽ, ổn định nhưng nhẹ và giá thành rẻ được lắp trên rất nhiều chiếc xe. Lotus có được nhiều chiến thắng nhất với Climax so với các đối thủ khác, tuy nhiên mối hợp tác giữa Cooper và họ mới đánh dấu trong lịch sử F1 bởi chính điều này đã đưa giải đấu vào thời kì hiện đại với việc đưa động cơ ra phía sau xe.

Động cơ T43, 2 lít 4 xy lanh của Climax lần đầu xuất hiện vào chặng Monaco GP năm 1957 thu hút sự chú ý lớn khi Jack Brabham về đích chậm hơn 5 vòng (ở vị trí thứ 6) so với người dẫn đầu. Năm sau đó, cách tiếp cận mới đã giúp Stirling Moss và Maurice Trintignant giành chiến thắng 2 chặng đua đầu tiên tại Argentina và Monaco bằng việc loại bỏ động cơ 2.5lit nằm phía trước của xe. Sau đó, Jack Brabham đã vô địch thế giới liên tiếp với cuộc cách mạng của xe và động cơ, có được chỗ đứng vững chắc trong lịch sử F1.

McLaren và TAG (Porsche)

(Giai đoạn: 1984-1987, Danh hiệu vô địch: 4, Chiến thắng chặng: 25, Pole: 7, Podium: 54)

Mong muốn của Ron Dennis vào năm 2015 khi McLaren hợp tác với Honda là dựa vào sự tin tưởng của ông: với tư cách là 1 đội đua độc lập, họ cần một đối tác động cơ tận tụy để có thể vô địch thế giới. Ông không thành công trong những năm cuối làm chủ tại McLaren nhưng đã đúng với triết lý của mình trong những năm đầu quản lý đội đua nước Anh này. Trong những năm đầu thập niên 80, Ron đã thuyết phục nhà tài trợ của Williams khi đó TAG chuyển sang McLaren và đầu tư vào động cơ turbo của Porsche.

Được làm theo chi tiết của nhà thiết kế John Barnard, động cơ này là sự khai phá mới khi được ra mắt năm 1984 và đội đua đã giành được 12 trên tổng số 16 chiến thắng chặng, ghi được gấp 2,5 lần số điểm so với đối thủ Ferrari. Niki Lauda đánh bại người đồng đội Alain Prost chỉ với nửa điểm để lên ngôi, nhưng tay lái người Pháp có được danh hiệu đầu tiên 1 năm sau đó. Thành công có thể kéo dài thêm với họ trong 2 năm tiếp theo nếu không có sự trở lại của Williams, cùng với “người bạn” tương lai của họ, Honda.

Williams và Honda

(Giai đoạn: 1983-1987, Danh hiệu vô địch: 3, Chiến thắng chặng: 23, Pole: 19, Podium: 47)

Xây dựng được đế chế từ khi sử dụng động cơ Cosworth, Williams bắt đầu tiếp cận với turbo khi hợp tác với Honda năm 1983. Nhà sản xuất của Nhật Bản trở nên có tên tuổi sau khi phối hợp với đội đua nhỏ mang tên Spirit, nhưng cũng đủ để khiến Williams “vồ vào” giành lấy và dù mùa giải 1984 bị phá hỏng với sự bất ổn nhưng mọi thứ bắt đầu vươn tới đỉnh cao vào cuối năm 1985 khi họ về nhất ở 3 chặng đua cuối cùng.

2 năm tiếp theo với hai tay lái chính Nigel Mansell và Nelson Piquet, đội đua hoàn toàn thống trị với 23 chiến thắng chặng, 1 danh hiệu cá nhận và 2 chức vô địch đội đua liên tiếp. Nhưng mọi thứ “phía sau cánh gà” lại không được tốt đẹp cho lắm bởi Honda không vui khi hai tay đua giành giật từng điểm với nhau, điều đó giúp cho Alain Prost của McLaren vươn lên ở chặng đua cuối cùng năm 1986, cướp luôn cả danh hiệu vô địch.

Họ đã gợi ý đội đua thay thế Mansell với Satoru Nakajima trở thành tay đua số 2 nhưng đã bị bác bỏ ngay lập tức. Vì vậy Honda đã rời Williams và tới McLaren, chấm dứt một mối quan hệ đầy tiềm năng.

”Bóng hồng” làm điên đảo đường đua: Quá đẹp và quá ”nguy hiểm”

Mỹ nhân Malaysia là "Thiên thần" của Victoria's Secret kiêm tay đua đội Honda.

Bấm xem >>

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây