Lính Nhật thời Thế chiến 2.
Ngày 13.12 vừa qua, người Trung Quốc đã tổ chức kỉ niệm tròn 80 năm vụ thảm sát Nam Kinh. Sự kiện này không chỉ mang tính bước ngoặt trên chiến trường, mà còn để lại rất nhiều nỗi đau dai dẳng mà người Trung Quốc phải hứng chịu dưới tay phát xít Nhật Bản. Mời bạn đọc cùng nhìn lại những sự kiện chấn động diễn ra trong giai đoạn quân phát xít Nhật đánh chiếm Trung Quốc qua loạt bài này. |
Quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản ngày nay vẫn căng thẳng và tiềm ẩn xung đột vì nhiều lí do khác nhau. Một trong những điểm quan trọng nhất xuất phát từ cuộc chiến khởi đầu cách đây hơn 80 năm. Đã nhiều thập kỷ trôi qua nhưng mối hận của người Trung Quốc vẫn chưa nguôi ngoai, đặc biệt là với những nạn nhân chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản ngày nay vẫn còn sống ở Trung Quốc.
Chương trình học ở Trung Quốc cũng vẫn đậm chất chống Nhật Bản. Kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa dân tộc làm bàn đạp để thu hút sự ủng hộ của dân chúng. Kết quả là rất nhiều người Trung Quốc trẻ tuổi bài Nhật trở thành xu hướng chủ đạo. Ngoài ra, nhiều người Trung Quốc cho rằng Nhật không bày tỏ thiện chí và sự hối lỗi mà thậm chí còn ca ngợi chủ nghĩa quân phiệt trước đây.
Lí giải điều này, học giả Shaohua Hu thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Nhật Bản cho biết mối căm thù của người Trung Quốc xuất phát từ lý do tâm lý và căn cứ lịch sử. Thế chiến II với sự trỗi dậy của quân Nhật chỉ là một trong số ít lần nước này thể hiện tham vọng bành trướng sang Trung Quốc.
Binh lính Nhật ăn dưa hấu tại một ngôi làng ở Trung Quốc.
Người Trung Quốc và Hàn Quốc hồi cuối thế kỷ 13 từng bị quân đội Nhật hùng mạnh xâm chiếm. Dưới thời nhà Minh (1368-1644), cướp biển Nhật Bản liên tục quấy nhiễu bờ biển Trung Quốc và dọc sông Dương Tử. Cuối thế kỷ 16, lãnh chúa Hideyoshi thậm chí còn đưa quân xâm lược Hàn Quốc để làm bàn đạp chiếm Trung Quốc. Lãnh chúa này từng hy vọng chuyển thủ đô của Nhật về Bắc Kinh ngày nay.
Trong thời hiện đại, không cường quốc nào gây tác động lớn Trung Quốc như Nhật Bản. Đầu năm 1874, Tokyo từng gửi một đoàn viễn chinh tới đảo Đài Loan trừng phạt người dân bản địa vì đánh đắm tàu cá Nhật Bản. Sau khi bị chống trả quyết liệt, Nhật Bản sử dụng kế sách ngoại giao ép Trung Quốc phải trả tiền đền bù.
Sau đó 20 năm, khi Bắc Kinh được yêu cầu tham gia chặn đứng phong trào nông dân ở Hàn Quốc, Tokyo đã gửi ngay đội quân viễn chinh tới đảo Triều Tiên. Một Trung Quốc yếu thế đã buộc phải nhường lãnh thổ và trả chiến phí gấp 2 lần ngân sách chính phủ cho Nhật Bản. Điều này tạo cơ hội cho Nhật xây dựng nhà máy ở Trung Quốc và mở đầu thời kỳ phát triển kinh tế hoàng kim.
Những cô gái Trung Quốc bị ép làm nô lệ tình dục cho lính Nhật Bản.
Cuộc chiến Nga- Nhật năm 1904-1905 diễn ra chủ yếu ở phần lãnh thổ đông bắc Trung Quốc. Tiếp tới phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, Nhật Bản chiếm được 1/3 diện tích lãnh thổ của lực lượng tấn công chính quyền Bắc Kinh.
Thế chiến I càng khiến Nhật Bản hưởng lợi nhiều hơn từ Trung Quốc. Sau khi đưa ra 21 yêu sách nhằm mở rộng quyền lực và thanh thế, Nhật “nuốt trọn” vùng lãnh thổ từng được Đức cai quản ở Sơn Đông. Cuối những năm 1920, Nhật Bản hỗ trợ các lãnh chúa ở đông bắc Trung Quốc để chặn sự thống nhất của quốc gia đông dân nhất hành tinh. Cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 1933 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản càng làm Tokyo thêm “tác oai tác quái”. Hệ quả, Nhật chiếm trọn vùng đông bắc Trung Quốc và tới năm 1937 đẩy nước này vào cuộc chiến tranh không mong muốn.
8 năm kháng chiến chống Nhật khiến nền kinh tế Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng và khiến hàng triệu người chết. Tới ngày hôm nay, sự tàn ác của quân Nhật thời đó trong ký ức nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là vụ thảm sát Nam Kinh sẽ khó phai mờ.
Trung Quốc không ưa Nhật Bản một phần bởi yếu tố tâm lý. Nhiều người Trung Quốc cho rằng Nhật Bản quên ơn. Trong quá khứ, Nhật Bản vay mượn rất nhiều từ văn hóa văn minh của Trung Quốc, từ luật pháp, chữ viết, kiến trúc tới trang phục. Theo quan niệm truyền thống Trung Quốc, “nửa chữ cũng là thầy”. Tuy nhiên “cậu học trò Nhật Bản” chưa bao giờ thôi tìm cách cưỡng bức, đe dọa và tấn công Trung Quốc.
Những người Trung Quốc bị lính Nhật chôn sống.
Trung Quốc cảm thấy khó nuốt trôi mối hận này. Khi nhìn vào tiềm lực hai quốc gia, khó có một ai nghĩ rằng Trung Quốc lại chịu thua cay đắng trước Nhật Bản. Tokyo có diện tích nhỏ hơn rất nhiều và tài nguyên eo hẹp. Quân Trung Quốc nhiều hơn quân Nhật hàng chục lần và vóc dáng còn cao lớn hơn lính Nhật Bản thời đó vốn hay bị chế nhạo là "lùn".
Một điều quan trọng hơn, đó là người Trung Quốc vẫn chưa thỏa mãn được khát vọng trả thù của mình. Nhiều người từng kì vọng rồi Trung Quốc và Nhật Bản sẽ lại hòa hợp như Pháp và Đức trước đây. Trong quá khứ, Pháp và Đức đã nhiều lần đụng độ, đánh nhau liên miên nhưng sau thế chiến II lại là đồng minh thân cận. Điểm khác biệt duy nhất là ở chỗ Pháp và Đức thay phiên nhau xâm chiếm nước còn lại. Với Trung Quốc, nước này chưa một lần thể hiện năng lực “chiếu trên” trước Nhật Bản. Vết thương tâm lý này không thể hàn gắn với đại bộ phận người Trung Quốc vốn tôn sùng chủ nghĩa dân tộc.
_________
Hết
Dù dân số chỉ bằng 1/10 Trung Quốc nhưng Nhật Bản luôn thể hiện được ưu thế trong giai đoạn đầu cuộc Thế chiến lớn...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn