Tại kỳ bầu cử này, Việt Nam ứng cử trong nhóm nước khu vực Châu Á với 10 ứng cử viên cho 7 vị trí. Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) có 34 thành viên, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thành lập năm 1947 với nhiệm vụ thúc đẩy pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế.
Đây là lần đầu tiên đại diện của Việt Nam trúng cử vào Uỷ ban Luật pháp quốc tế. Việc ứng cử viên Việt Nam trở thành thành viên của cơ quan quan trọng này của Liên hợp quốc thể hiện vị thế, uy tín quốc tế và sự tham gia ngày càng sâu rộng của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương và Liên Hợp Quốc, sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế. Đồng thời, kết quả này cũng thể hiện sự ghi nhận, tin tưởng của bạn bè quốc tế đối với năng lực của cá nhân Đại sứ, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao.
Với bề dày kinh nghiệm công tác và năng lực chuyên môn trên nhiều lĩnh vực của luật pháp quốc tế và ngoại giao, Đại sứ, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao chắc chắn sẽ phát huy thế mạnh của mình, phản ánh quan điểm và phát huy vai trò của Việt Nam và các quốc gia đang phát triển, đóng góp tích cực, hiệu quả vào công tác của Ủy ban Luật pháp quốc tế và quá trình pháp điển hoá và phát triển tiến bộ của luật pháp quốc tế.
Theo B.Q.T
Lao Động
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn