Tại Nga, nhiều binh sĩ có thể dành toàn bộ sự nghiệp nhà binh của mình chỉ để hoàn thành một nhiệm vụ là bơm phồng các mô hình xe tăng hoặc máy bay bằng cao su với mục đích ngụy trang. Được triển khai lần đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các vũ khí hình nộm này đã chứng minh được vai trò thiết thực của chúng trong các cuộc xung đột gần đây. (Ảnh: Sputnik)
Hầu hết các khí tài quân sự của Lực lượng vũ trang Nga đều có “người anh em song sinh” bằng cao su, trong đó có các xe tăng T-72, T-80, các máy bay chiến đấu MiG-31, MiG-29 và thậm chí cả hệ thống tên lửa S-300. Ngoài các vũ khí chiến đấu, Nga cũng sản xuất hàng loạt mô hình của các trạm radar, máy nạp đạn, các loại phương tiện,… (Ảnh: TASS)
Một xe tăng cao su thông thường nặng khoảng 30 kg và được thiết kế để chịu được mưa, tuyết và nhiệt độ trong khoảng từ -30 đến 30 độ C. Ở độ cao cách mặt đất hàng nghìn mét, các máy bay trinh sát thường gặp khó khăn trong việc nhận dạng các xe tăng giả này. (Ảnh: TASS)
Các mô hình khí tài của Nga được thiết kế đặc biệt để có thể đánh lừa các thiết bị dò tìm của đối phương, vốn sử dụng công nghệ đo nhiệt độ tỏa ra từ các động cơ đang hoạt động thực sự. (Ảnh: TASS)
Các thiết bị nhiệt đặc biệt đã được lắp đặt bên trong các khí tài mô phỏng này và hoạt động như một phương tiện tác chiến đặc biệt, do vậy các vệ tinh, máy bay không người lái và thậm chí cả hệ thống trinh sát hiện đại cũng phải rất “vất vả” để có thể phân biệt đó là phương tiện thật hay giả. (Ảnh: Sputnik)
Trong 4 tháng xung đột Kosovo, các máy bay của NATO đã ném bom và chỉ phá hủy 20 xe tăng, 18 phương tiện chiến đấu bộ binh và chưa đầy 24 hệ thống pháo tự hành của Serbia. Tuy nhiên, NATO sau đó đưa ra con số thống kê cao hơn thế, tuyên bố đã phá hủy hàng trăm phương tiện bọc thép hạng nặng và hạng nhẹ. Thực chất đó chỉ là những mô hình ngụy trang bằng cao su. (Ảnh: TASS)
Thành Đạt
Tổng hợp