Chuyên gia Malaysia: "Không cần mẫu ADN để nhận dạng Kim Jong-nam"

Thứ hai - 06/03/2017 00:48

Chuyên gia Malaysia: "Không cần mẫu ADN để nhận dạng Kim Jong-nam"

Các chuyên gia tội phạm học Malaysia cho rằng nhà chức trách có thể sử dụng bằng chứng thứ hai để chứng minh thân phận của Kim Jong-nam mà không cần khớp mẫu ADN của người thân.

Khoảnh khắc người nghi là Kim Jong-nam bị sát hại: 

Khi được hỏi về phương thức xác minh thân phận Kim Jong-nam nếu không có ADN người thân, tiến sĩ Geshina Ayu Mat Saat, nhà tâm lý học và tội phạm học ở đại học Sains Malaysia (USM), cho biết Điều 63 và 65 của Luật Bằng chứng năm 1950 cho phép sử dụng bằng chứng thứ hai tại tòa án trong những vụ cụ thể, theo News Straits Times.

"Nói chung, việc sử dụng bằng chứng thứ hai được phép nếu bản gốc (tư liệu hoặc tin tức) là công khai và được luật pháp đảm bảo tính hợp lệ. Nếu nhân chứng đã từng nhìn thấy bản gốc hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản gốc, thì bản sao có thể được thừa nhận", bà Geshina nói.

Luật Bằng chứng cũng cho phép sử dụng khẩu cung của người "tận mắt nhìn thấy" hoặc "nghe thấy" hay "tiếp nhận bằng bất kỳ phương tiện nào" nội dung tư liệu.

Trong những vụ người chết đã được xác minh thân phận thông qua tư liệu chính thức như hộ chiếu hay bí danh, bà Geshina cho biết, các nhà chức trách vẫn cần đảm bảo bằng chứng thứ hai đều chỉ dẫn tới tên tuổi thật. 

Tiến sĩ Geshina Ayu Mat Saat. Ảnh: NST

Kim Chol bị sát hại bằng chất độc thần kinh VX tại sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2. Giới chức Hàn Quốc và phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho rằng nạn nhân thực chất là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, phía Triều Tiên phủ nhận kết quả khám nghiệm tử thi, tuyên bố nạn nhân là Kim Chol, chết vì trụy tim.

Tiến sĩ khoa học pháp y Zafarina Zainuddin, giám đốc Viện Khoa học Y tế Nhận dạng Con người/ADN, đại học USM, cho biết xét nghiệm ADN không phải cách duy nhất để xác minh thi thể. 

"Chúng ta không cần phải xét nghiệm ADN để nhận dạng người chết, mà có thể sử dụng các phương pháp nhận dạng vật lý", bà Zafarina nói.

"Trong giám định pháp y thông thường có ba mức độ nhận dạng vật lý. Thứ nhất là nhận dạng gương mặt, kiểm tra mô cấy và bớt bẩm sinh. Đây là những đặc trưng đủ để thân nhân người chết nhận dạng thi thể. Sau đó là khớp hồ sơ nha khoa. Chỉ cần khớp nhận dạng hồ sơ nha khoa hoặc vân tay là đủ cho kết quả rõ ràng", bà nói. 

Bà cho biết kết quả quá trình nhận dạng sẽ được coi là "kết luận" nếu 3-4 bằng chứng khớp với chủ thể. 

"Nếu tất cả các biện pháp đều thất bại, khi đó mới dùng đến việc xét nghiệm ADN. Xét nghiệm ADN không phải là bước đầu tiên được áp dụng trong việc xác minh người chết, đặc biệt nếu thi thể còn nguyên vẹn hoặc vẫn có thể nhận ra".

"Xác minh qua ADN trước giờ đều gặp vấn đề ở việc mẫu ADN có đáng tin không. Đã có nhiều tiền lệ cho thấy, con của người chết (người cung cấp ADN mẫu) hóa ra lại là con của người khác", bà nói. Tuy nhiên, nếu mẫu ADN của người thân đã được chứng thực, thì kết quả xét nghiệm ADN sẽ cho độ chính xác 99,99%.

Vì thế, theo tiến sĩ Zafarina, các nhà chức trách phải đảm bảo chắc chắn về xuất thân của người nhà Kim Jong-nam, nếu họ tới cung cấp mẫu ADN hoặc nhận dạng thi thể.

"Chúng ta phải đảm bảo tính xác thực về người này. Người này phải mô tả được một số đặc điểm của người chết, như bớt bẩm sinh chẳng hạn," bà kết luận.

Hệ thống nhận dạng khuôn mặt giúp xác minh thân phận Kim Jong-nam. (Bấm vào hình để xem chi tiết) Đồ họa: NST

Hồng Hạnh

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây