Áp lực về thái độ hòa nhã và phải nở nụ cười trên môi càng ngày càng lớn, đặc biệt trong các ngành nghề để đem lại doanh thu lớn, ví dụ như ngành khách sạn. Các khóa học rèn luyện sự tích cực có ở mọi nơi từ trường học tới quân đội, và người ta sưu tầm, đăng lại nhiều câu nói khích lệ tinh thần tràn lan trên mạng xã hội.
Chỉ số hạnh phúc cũng nằm trong tiêu chí đánh giá quốc gia bên cạnh GDP. Tuy nhiên sự thật lại khác. Những người tính tình khó chịu có vẻ thương lượng giỏi hơn, đưa ra các quyết định đúng đắn, kiếm nhiều tiền và thọ lâu. Còn tâm trạng hạnh phúc có thể khiến người ta trở nên ích kỷ, quên đi tiểu tiết, uống nhiều rượu và quan hệ tình dục không an toàn.
Lý do là vì những cảm xúc tiêu cực gồm: giận dữ, buồn chán, tuyệt vọng không phải dấu hiệu của vận rủi, mà đó là chức năng cân bằng thân tâm cho con người. Đó chỉ là những cơn giận dữ ngắn nhưng có tác động lớn không ngờ. Chúng không ngăn cản Jeff Bezos dựng nên Amazon trị giá 300 tỷ USD, hay những phát kiến để đời của Newton và còn giúp Beethoven viết những tác phẩm đỉnh cao.
Jeff Bezos
Năm 2009, Matthjs Baas từ ĐH Amsterdam đã quyết định tìm hiểu cơ chế bí mật này bằng cách chia đôi một nhóm sinh viên và kích thích họ. Một nhóm tức giận, còn một nhóm đau buồn, thậm chí còn "gia cố" trải nghiệm đó bằng cách bắt họ viết một bài luận nhỏ về nguyên nhân gây đau buồn hay bực tức.
Khi đã xong, Baas ra một bài tập, đó là yêu cầu họ đưa ra giải pháp cải thiện giáo dục trong khoa tâm lý của trường. Như tiên đoán trước đó, nhóm tức giận đưa ra nhiều ý tưởng hơn, ít nhất là ở mức bắt đầu và gần như không hề trùng lặp.
Minh họa dễ hiểu hơn là nếu đưa ra câu hỏi "Hãy nghĩ ra 10 cách sử dụng một viên gạch" thì người thường mất khá lâu để nghĩ ra đủ các loại kiến trúc xây dựng, nhưng người tức giận có thể dùng viên gạch theo một cách khác, ví dụ như làm vũ khí.
Lý do là vì phản ứng hóa học trong não kích thích thần kinh và giúp họ nghĩ "thoáng" hơn. Từ đó những "thiên tài điên" thường dễ dàng sống sót trong tình cảnh nguy hiểm.
Chú mèo "cau có" nổi tiếng trên internet
Việc kiềm chế cảm xúc gây hại cho cơ thể đã được Aristotle đúc kết từ xưa và được tâm lý gia lừng danh Sigmund Freud tiếp thu.
Một nhóm các nhà khoa học đã theo dõi 5-10 năm, và thấy có tới 20% trong số 644 bệnh nhân có vấn đề tim mạch bị gặp biến chứng, 9% qua đời. Tất cả đều sống trong môi trường bị ức chế cảm xúc cao.
Bản thân giận dữ không gây hại nhưng o ép nó có thể khiến nguy cơ đau tim tăng lên gấp 3 lần và gây cao huyết áp. Về việc giúp thương lượng, nếu bị bất lợi, sự đe dọa về thái độ và thể chất sẽ khiến đối tác phải cân nhắc. Đây cũng là một cách mặc cả từ thời cổ xưa.
Hơn nữa, các nhà khoa học đã xác nhận rằng sự cáu bẳn cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, trí nhớ và khả năng thuyết phục, do cảm xúc tiêu cực giúp chúng ta suy nghĩ thấu đáo, chi tiết và tinh ý hơn, theo Joseph Forgas, nhà nghiên cứu cảm xúc có kinh nghiệm hơn 40 năm. Thú vị hơn nó còn khiến người ta đối xử công bằng hơn.
Khắc nghiệt nhưng công bằng
Cảm giác hạnh phúc có tính đạo đức cao nhưng tác dụng thì không. Các nhóm tình nguyện viên được chia làm các nhóm: chán ghét, buồn, giận dữ, sợ hãi và hạnh phúc và tham gia bài toán chia tiền.
Kết quả cho thấy người vui vẻ thường giữ lại nhiều tiền hơn còn người buồn lại không ích kỷ như vậy. Kết luận rút ra là cảm xúc tiêu cực nâng cao ý thức về sự công bằng và bình đẳng. Một vài trò chơi khác cũng chứng minh điều tương tự.
Trong một số tình huống khác, hạnh phúc còn làm giảm khả năng xác định các mối đe dọa, do cảm giác này tiết ra hormon dễ chịu oxytocin. Trong thời điểm hiện tại, điều này khiến chúng ta trở nên cả tin, uống quá chén, ăn quá nhiều và quan hệ tình dục không an toàn, hay suy nghĩ cảm tính. Trong trò chơi bắn súng, nhiều người tâm trạng tốt thường thích các mục tiêu đeo khăn trùm đầu kiểu Trung Đông.
Ngoài ra, những người hạnh phúc và tích cực cũng hiếm khi bỏ ra nỗ lực cần thiết để biến mục tiêu trở thành sự thực mà thường mơ mộng hơn. Điều này thường xuyên thấy ở sinh viên đã tốt nghiệp, người béo phì và nghiện thuốc.
Bi quan và sự chuẩn bị
Khi quan sát nội dung trên tờ USA Today, Oettingen nhận ra rằng thông tin càng lạc quan càng khiến hiệu suất công việc giảm và ngược lại. Theo cơ chế thiên vị, đó là lý do người hạnh phúc hay gặp vấn đề và rắc rối. Để cải thiện, có thể giải pháp duy nhất là nhìn đời theo lăng kính màu đen, và dễ dàng đối phó khi tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra nhờ có chuẩn bị tâm lý.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn