1. TPP và những tác động tới kinh tế Việt Nam
5h sáng ngày 4/2 (theo giờ Việt Nam), tại Auckland, New Zealand, bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đại diện Việt Nam đặt bút ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước tham gia là: Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Việc tham gia TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam khi tham gia vào sân chơi chung của các nước TPP với tổng giá trị chiếm tới 40% kinh tế toàn cầu và đóng góp cho GDP thế giới gần 300 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, việc ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ đã khiến những nỗ lực tham gia vào TPP của Việt Nam có thể bị đổ bể.
Rút khỏi TPP được xếp ở vị trí số 1 trong danh sách 6 “sắc lệnh” đầu tiên mà tân Tổng thống Donald Trump sẽ ban hành ngay sau ngày làm việc tại Nhà trắng 20/1/2017.
2. Hàng loạt “ông lớn” ngân hàng ngã ngựa
Đầu tháng 2/2016, bà Phí Thị Ong, nguyên Giám đốc Ngân Agribank, chi nhánh Trung tâm Sài Gòn bị bắt và khởi tố do Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đến giữa tháng 3/2016, ông Phạm Quyết Thắng - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng GPBank bị khởi tố về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án gây thất thoát 5.500 tỷ đồng.
Ông Trần Phương Bình - Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á
Gần đây nhất, ngày 9/12, ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc và bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) cũng bị bắt giữ và khởi tố do vi phạm pháp luật trong hoạt động tiền tệ ngân hàng.
3. Nhiều tập đoàn nhà nước thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng
Cuối tháng 8/2016, kiểm toán Nhà nước thông báo tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, trong đó có 5 tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ với tổng số tiền hơn 4.000 tỷ đồng.
Rất nhiều Tổng công ty, công ty nhà nước thua lỗ lớn, thậm chí phải dừng hoạt động trong thời gian vừa qua.
Điển hình các dự án của tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ là dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình - Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) qua 4 năm hoạt động, mỗi năm đã lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng.
Đạm Ninh Bình đang nợ hơn 2 nghìn tỷ đồng
Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) lỗ lũy kế gần 1.000 tỷ đồng, và hàng trăm tỷ đồng nợ khó đòi.
Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ của Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư 7.000 tỉ đồng nhưng đã phải tạm ngừng hoạt động.
4. Cuộc đua thâu tóm BigC và cái kết bất ngờ
Cuộc đua sở hữu Big C Việt Nam cuối cùng đã đi tới hồi kết sau gần 6 tháng “giao tranh”. Trên chặng đua thâu tóm Big C Việt Nam có nhiều cái tên đại gia bán lẻ được nhắc tới, như Saigon Co.op (Việt Nam), Berli Jucker (Thái Lan), Lotte Group (Hàn Quốc), … Cuối cùng, phần thắng đã thuộc về Central Group – một tập đoàn của Thái Lan, với giá trị chuyển nhượng lên tới 1,14 tỷ USD, cao hơn so với mức 800 triệu USD dự báo trước đó.
BigC đã thuộc về Central Group
Thật đáng tiếc khi Saigon Co.op đã thất bại trong cuộc đua lần này vì lý do khách quan của cơ chế.
Dù thương vụ hoàn tất trong gần nữa năm, nhưng cuộc chiến thâu tóm này cho thấy sự rượt đuổi quyết liệt để sở hữu chuỗi bán lẻ của các ông lớn.
5. Số doanh nghiệp thành lập mới nhiều kỷ lục:
Theo số liệu thống kê từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập cả năm 2016 đạt kỷ lục 110.100, tăng 16,2% so với năm 2015.
Bất động sản là lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất so với 2015
Bất động sản là lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất so với năm 2015 (tăng gần 84%).
Số doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2016 đã tạo việc làm cho gần 1,3 triệu lao động.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn