Trong khi đó, 137 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 759,5 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong hai tháng đầu năm là 654 với tổng giá trị vốn góp là 619 triệu USD, gấp 4 lần so với cùng kỳ 2016.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc góp vốn, mua cổ phần sẽ không phải thực hiện đăng ký đầu tư như với các dự án đầu tư nước ngoài. Do vậy, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn phương thức đầu tư này, vừa không mất thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư, vừa nhanh chóng tiếp cận thị trường Việt Nam.
Việc đầu tư thông qua hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nước ngoài cũng đồng thời phản ánh khá rõ nét xu hướng của dòng vốn ngoại trong hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) tại thị trường Việt Nam.
Như vậy, tính cả ba hình thức trên, tổng vốn FDI chảy vào Việt Nam tính từ đầu năm đến ngày 20/02 là gần 3,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ. Mặc dù lượng vốn vào Việt Nam tăng mạnh, song ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới chỉ giải ngân được 1,55 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ.
Diễn biến trên không gây nhiều bất ngờ khi nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đăng ký các dự án đầu tư ngay trong thời điểm đầu năm khiến số vốn đăng ký tăng vọt, trong khi hoạt động giải ngân thường chịu ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian thấp điểm ngay trước và sau Tết Nguyên Đán.
Dự kiến trong tháng 3 tới vốn FDI đăng ký thậm chí có thể đạt mức cao hơn hẳn tháng 1 và tháng 2 nhờ việc công ty Samsung Display mới đây đã nhận được giấy chứng nhận tiếp tục mở rộng đầu tư tại Bắc Ninh với tổng số vốn đạt 2,5 tỷ USD, trong khi Cục Đầu tư nước ngoài chưa tính con số này vào số liệu FDI hai tháng đầu năm.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn