Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tháng 1/2017 có 9/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng.
Trong đó, giao thông tăng 3,21%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,01%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,57%, hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,48%; giáo dục tăng 0,47%...
Có 2/11 nhóm giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,24% và bưu chính viễn thông giảm 0,15%.
Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 1/2017 tăng do nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng dẫn tới giá một số mặt hàng như lương thực, đồ uống, hàng dệt may tăng cao hơn tháng trước.
Nhờ giá thịt lợn và rau giảm mạnh, CPI tháng 1/2017 chỉ tăng nhẹ. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo bước 2, học phí tăng theo lộ trình của Chính phủ.
Tổng cục Thống kê cho hay, các đợt điều chỉnh giá xăng dầu vào các ngày 20/12/2016, 4/1/2017 và 19/1/2017 đã cũng làm chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 6,41% so với tháng trước, góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,27%.
Bên cạnh những yếu tố gây tăng giá nêu trên cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong tháng 1/2017 như giá thịt lợn giảm 2,2%; giá rau xanh giảm 4,68%...
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 1/2017 tăng 0,28% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ.
Dự báo CPI tháng 2/2017, Tổng cục Thống kê nhận định sẽ tăng cao hơn tháng 1/2017 do giá xăng, dầu biến động theo giá thế giới; giá lương thực, thực phẩm, dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình tăng vào tháng Tết và ngày Rằm tháng Giêng.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn