Chúng ta luôn được khuyên uống 2 lít nước/ngày để làm da trở nên đẹp đẽ, cung cấp nhiều năng lượng, giúp giảm đau đầu, thậm chí là hạn chế khẩu vị thèm ăn của chúng ta. Do đó, nhiều người trong chúng ta luôn cố gắng uống đủ, thậm chí là nhiều hơn số nước được khuyến cáo.
Tuy nhiên, trên tờ Daily Mail, các chuyên gia chứng minh rằng điều đó là không cần thiết, thậm chí uống nước sai cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe một cách đáng tiếc.
Vậy, uống quá nhiều nước có hại như thế nào? Và cơ thể cần bao nhiêu nước là đủ?
Đổ mồ hôi quá nhiều
GS Mark Whiteley, bác sĩ phẫu thuật mạch máu và là người thành lập Viện lâm sàng Whiteley Clinic ở London (Anh), cũng là một chuyên gia về chứng hyperhidrosis (đổ mồ hôi quá nhiều), tin rằng uống quá nhiều nước có liên quan đến nhiều vấn đề đổ mồ hôi mà nhiều người mắc phải. Mỗi năm có đến hàng trăm bệnh nhân được cân nhắc về việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi. Và nhiều trường hợp nguyên nhân xuất phát từ việc họ uống quá nhiều nước.
“Một trong những điều đầu tiên tôi luôn hỏi những bệnh nhân viêm màng phổi là họ uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Vì họ đổ mồ hôi quá nhiều, họ nói với tôi rằng họ uống rất nhiều nước để bù đắp cho cơ thể. Khi được giải thích, các bệnh nhân rất ngạc nhiên khi tôi nói thói quen uống nước của họ có thể làm cho mồ hôi tồi tệ hơn. Nếu bạn uống nhiều nước hơn bạn cần, đổ mồ hôi là một trong những cách cơ thể sẽ cố gắng để thoát khỏi bản thân của sự dư thừa. Bệnh nhân của tôi thường phát hiện ra họ ít mồ hôi nếu họ uống ít nước hơn.
Tuy không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng với sức khỏe nhưng đổ mồ hôi quá mức lại thường gây ra sự thiếu tự tin về mặt tâm lý.
Gây mất ngủ
Không chỉ thế, uống một lượng nước lớn, đặc biệt là vào cuối này cũng có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của chúng ta. Bởi theo GS Whitely, khi chúng ta ngủ, não của chúng ta giải phóng ADH, loại hormone chống lợi niệu, làm chậm chức năng thận và ngăn chúng ta có cảm giác cần phải đi tiểu trong đêm.
Nhưng nếu bạn uống hai hoặc ba ly nước vào buổi tối, chất lỏng dư thừa ảnh hưởng lên ADH, làm đầy bàng quang và bạn phải thức dậy đi vệ sinh, nó thực tế ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn rất nhiều bởi nó làm bạn khó ngủ lại.
Giáo sư khuyến cáo không uống hơn hai ly nước trước khi đi ngủ ba tiếng. Nếu bạn khó ngủ, Whitely nói nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ, điều này sẽ khuyến khích bạn đổ mồ hôi và mất nước một cách nhẹ nhàng sẽ khiến bạn ít phải thức dậy vào ban đêm”.
Tử vong vì... uống nước
Điều này nghe có vẻ hơi khó tin nhưng thực ra đã xuất hiện. Năm 2008, bà Jacqueline Henson, 40 tuổi đã tử vong vì ngộ độc nước sau khi uống 4 lít nước trong khoảng hai giờ đồng hồ theo một chương trình giảm cân nghiêm ngặt.
TS Frankie Phillips thuộc Hiệp hội Dinh dưỡng Anh cho biết: “Uống quá nhiều nước trong khoảng thời gian quá ngắn và chúng ta đang nói đến nhiều lít nước ở đây chứ không phải là uống cà phê hay chất lỏng khác, có thể ảnh hưởng tới chức năng của thận, lúc này nó không thể loại bỏ được lượng dư thừa trong cơ thể một cách kịp thời và khiến nồng độ muối trong máu giảm, gây đau đầu hoặc ngộ độc nước. Ông phân tích: Mức muối trong máu và các tế bào cơ thể thường như nhau. Nhưng nếu máu đột nhiên trở nên loãng hơn, nó có thể gây ra các tế bào, đặc biệt là các tế bào não sưng lên. Điều này có thể gây ra áp lực trong hộp sọ, có thể dẫn đến nhức đầu và trong trường hợp nặng, hạ huyết vị hoặc nhiễm độc nước, có thể gây tử vong.
Nên uống nước khi thấy khát và uống theo từng thể trạng cơ thể. Ảnh: Internet
Uống bao nhiêu nước là đủ?
Chúng ta thường được khuyên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày - đôi khi đến 4 lít - nhưng theo lời khuyên của Cơ quan sức khỏe quốc gia Anh-NHS hiện nay, hầu hết phụ nữ trưởng thành chỉ cần khoảng 1,6 lít chất lỏng nói chung trên một ngày, còn người đàn ông khoảng 2 lít, để giữ cho cơ thể hoạt động hiệu quả.
Tất cả loại thức uống được coi là chất lỏng bao gồm nước tinh khiết, trà và cà phê, sữa và nước trái cây và ngay cả nước chứa trong thực phẩm như trái cây và rau cải.
Ông David Wheeler, giáo sư về thận và là phát ngôn viên của Viện Nghiên cứu thận của Anh, cho biết: "Bạn thực sự không cần phải uống nước để giữ cho cơ thể ngậm nước và thận hoạt động. Chất lỏng chỉ cần uống chừng mực đến độ mà cơ thể cần.
Bác sĩ về dinh dưỡng Frankie Phillips cũng đồng ý. Nước là một thức uống tốt cung cấp lượng calo cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên chúng ta cũng nên cân bằng lượng dinh dưỡng có trong các chất lỏng khác như sữa có chứa canxi, trái cây có chứa vitamin..., nên tránh đồ uống có ga, vì chúng có thể chứa đầy đường, không tốt cho cả vòng eo và răng của bạn”.
GS Whiteley nói rằng các hướng dẫn NHS chứng minh rằng mối quan tâm của ông là chính xác. Các nghiên cứu gần đây của Thụy Điển cho thấy những người trưởng thành có cuộc sống bình thường tiêu tốn khoảng 2,5 lít chất lỏng mỗi ngày - khoảng 500 ml trong số đó sẽ được chuyển hóa từ thực phẩm chúng ta ăn, như trái cây và rau cải. Thêm vài cốc trà hoặc cà phê, sữa trong một bát ngũ cốc hoặc một ít súp là có thể đáp ứng được nhu cầu cần thiết chất lỏng hằng ngày của bạn.
GS Whiteley tiếp tục: “Bạn không cần uống nhiều hơn, trừ khi bạn đang tập thể dục hoặc trong một môi trường nắng nóng, khi bạn sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng không cần uống nhiều lít nước trong ngày”.
Tóm lại
Cách tốt nhất để biết chúng ta cần uống nước là thấy khát. Nếu bạn khát nước, bạn cần uống nước, chỉ đơn giản như vậy. Như vậy lượng nước cần uống một ngày của chúng ta không phải là con số 2 lít mà điều này phải phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Vì vậy, hãy uống nhiều nước để tốt cho sức khỏe nhưng theo tỉ lệ riêng của mỗi người.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào màu sắc của nước tiểu. Lý tưởng nhất là nước tiểu nên có màu rơm sáng. Nước tiểu có màu tối có nghĩa là bạn đang bị mất nước và cần phải uống nhiều hơn.
Nếu nước tiểu có màu nhạt hoặc gần như trong hoàn toàn, bạn đang uống quá nhiều nước và cần phải uống ít đi một chút.
Nếu uống 1 cốc nước ép quả bầu và gừng đều đặn mỗi sáng sẽ nhận những lợi ích sức khỏe thần kỳ sau 6 tuần.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn