Tư vấn cách phòng ngừa viêm lợi, chảy máu chân răng cho bà bầu

Thứ năm - 13/10/2016 13:56

Tư vấn cách phòng ngừa viêm lợi, chảy máu chân răng cho bà bầu

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm lợi, chảy máu chân răng là do chải răng không đúng phương pháp, do vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám răng (chủ yếu là tinh bột và đường trong thực phẩm kết hợp với vi khuẩn), tích tụ lâu ngày sẽ cứng lại tạo thành cao răng.

Thưa bác sĩ, tôi bị viêm lợi, chảy máu chân răng đã khá lâu, điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc bôi trực tiếp thì bệnh có thuyên giảm nhưng sau một thời gian ngắn lại tái phát. Tôi đang dự định sinh con thứ 2, liệu bệnh có ảnh hưởng xấu đến em bé không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên để phòng tránh và điều trị tận gốc bệnh viêm lợi cho cả nhà.

Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa trả lời:

Chào chị,

Chúng ta đều biết viêm lợi, chảy máu chân răng là một trong những bệnh răng lợi phổ biến nhất, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thành viên trong gia đình.

Những biểu hiện thường thấy của bệnh là lợi sưng đỏ, chân răng chảy máu, nhất là khi đánh răng người bệnh sẽ có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng, kèm theo hôi miệng. Nếu không được điều trị, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra ngoài trông rất mất thẩm mỹ, nghiêm trọng hơn sẽ gây ra áp-xe chân răng, tiêu xương ổ răng, khiến răng lung lay. Viêm lợi nặng có thể phá hủy hàm và các mô liên kết, khiến răng không còn chỗ bám, trở nên lỏng lẻo và rụng, khiến người bệnh không còn khả năng ăn nhai. Hệ số ăn nhai kém đi sẽ ảnh hưởng đến toàn cơ thể, dẫn đến bệnh nha chu và tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: tắc động mạch và huyết khối, đau tim, đột quỵ…

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm lợi, chảy máu chân răng là do chải răng không đúng phương pháp, do vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám răng (chủ yếu là tinh bột và đường trong thực phẩm kết hợp với vi khuẩn), tích tụ lâu ngày sẽ cứng lại tạo thành cao răng.

Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi, chảy máu chân răng bao gồm: Dinh dưỡng kém, di truyền (bố hay mẹ bị viêm lợi thì các con cũng dễ bị viêm lợi), mắc bệnh tiểu đường, nhiễm HIV/AIDS, hút thuốc lá, thuốc lào (vì hút thuốc làm cho các vết tổn thương lợi lâu liền hơn, chậm thay thế mô bị phá huỷ do vi khuẩn)…

Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị viêm lợi, chảy máu chân răng cao hơn bình thường, có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh. Nguyên nhân là do sự thay đổi các hormon trong thời kỳ thai nghén làm giảm khả năng miễn dịch, khiến lợi trở nên nhạy cảm hơn với những vi khuẩn trong mảng bám. Nếu chị đã bị viêm lợi khá lâu trước khi mang thai thì các triệu chứng sẽ càng trầm trọng hơn trong thai kì.

Phụ nữ mang thai bị viêm lợi nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật, tuy nhiên chị cũng không nên quá lo lắng. Tốt nhất, chị hãy đến khám chuyên khoa răng để đánh giá mức độ tổn thương, loại bỏ mảng bám răng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để chữa dứt điểm trước khi có ý định mang thai.

Chị không nên sen thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm tổn thương men răng và lợi. Không dùng vật nhọn, cứng (như tăm xỉa răng) chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, khiến thức ăn dắt vào gây viêm nhiễm. Tốt nhất, nên dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.

Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất để phòng ngừa viêm lợi, chảy máu chân răng là vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Chị nên chọn bàn chải đánh răng mềm, đầu thon nhỏ để có thể đánh sạch kẽ răng sâu bên trong mà không tổn thương đến lợi.

Ngoài ra, chị cũng cần lựa chọn kem đánh răng phù hợp để cải thiện tình trạng răng miệng của mình. Kem đánh răng chuyên biệt cho người bị viêm lợi, chảy máu chân răng ngoài tác dụng làm sạch, thơm miệng còn phải có chức năng hoạt huyết, bảo vệ thành mạch, ngừa viêm, nuôi dưỡng răng lợi từ gốc. Chị có thể lựa chọn kem đánh răng dược liệu có chứa hoa hòe, keo ong, đinh hương… có khả năng góp phần phòng ngừa chảy máu chân răng và viêm lợi, rất tốt và an toàn cho cả gia đình.

Cuối cùng, chị và gia đình nên định kỳ lấy cao răng và khám răng ít nhất mỗi năm 1 lần để kịp thời phát hiện và chữa các bệnh về răng lợi. Chúc chị cùng gia đình luôn có sức khỏe răng miệng thật tốt và sớm chào đón thành viên mới!

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây