Ngồi nhiều
Ngồi hàng giờ, thậm chí nhiều giờ trong ngày để xem tivi, làm việc, lái xe, ăn uống… có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, ngay cả khi bạn tập thể dục đều đặn. Điều này xảy ra là do sự ít vận động, di chuyển có thể ảnh hưởng đến chất béo và lượng đường trong máu. Giáo sư Jamea A.Levine thuộc Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) cho biết, khi cơ thể ở tư thế ngồi, các bắp thịt thư giãn và hoạt động của các enzyme giảm từ 90 - 95%, khiến lượng chất béo tồn đọng nhiều trong máu. Chỉ cần chúng ta ngồi liên tục trong vài giờ là lượng cholesterol tốt đã giảm tới 20%. Những ai thường xuyên ngồi xem tivi hay vào mạng internet trong thời gian lâu thường dễ bị béo phì và huyết áp cao, lượng chất béo triglyceride và đường huyết cũng tăng cao, tất cả các yếu tố này đều liên quan đến nguy cơ tim mạch.
Lo lắng, căng thẳng
Cảm giác căng thẳng hoặc chán nản có thể ảnh hưởng đến nhiều bệnh, trong đó có bệnh lý tim mạch. Nguyên nhân là do khi lo lắng, căng thẳng tim sẽ đập nhanh hơn khiến tim phải tăng co bóp, tăng hoạt động nên càng nhiều lần lo lắng thì ảnh hưởng đến tim càng lớn. Bên cạnh đó, khi lo lắng, tuyến thượng thận tự tiết ra hormon catecholamine, một loại hormon có tác dụng làm co mạch ngoại vi (gây biểu hiện mặt mũi trắng bợt, tay chân lạnh toát khi sợ hãi) nhưng cũng có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp, về lâu dài sẽ gây ra các bệnh tim mạch.
Uống rượu quá nhiều
Người uống quá nhiều rượu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, mỡ máu cao và suy tim. Ngoài ra, thừa calo cũng có thể dẫn đến tăng cân và có thể tạo ra một mối đe dọa đến sức khoẻ tim mạch. Phụ nữ không uống nhiều hơn một ly mỗi ngày, và nam giới không quá hai ly một ngày. Cụ thể, đối với bia, một cốc tương đương 355 ml, một ly rượu thường là 148 ml, rượu mạnh là 45 ml.
Không vệ sinh răng miệng
Sức khỏe răng miệng kém có thể khiến bạn thở kém và làm tăng nguy cơ bệnh tim. Lý do là vi khuẩn từ nướu đi qua mạch máu khiến mạch máu bị hẹp lại, giảm lưu thông máu. Trong tương lai đây có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
Xem TV quá nhiều
Theo một nghiên cứu trên tạp chí của Trường Tim mạch Mỹ năm 2011, xem TV quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho trái tim. Nếu xem TV nhiều hơn 4 tiếng mỗi ngày thì cho dù tập thể dục thường xuyên, vẫn có nguy cơ cao gấp 2 lần bị đột quỵ hoặc ngừng tim phải nhập viện, thậm chí tử vong.
Trầm cảm
Tất cả chúng ta ai cũng trải qua những thời điểm căng thẳng, có thể tới mức trầm cảm vì lý do này hay lý do khác. Đương nhiên, không thể loại bỏ những cảm xúc này một cách dễ dàng nhưng cách bạn đối diện với những cảm xúc tiêu cực đó có thể gây tổn hại cho tim.
Tập thể dục quá sức
Tập luyện quá sức làm tăng áp lực lên tim, kết quả là gây mệt mỏi hoặc ngất xỉu. Do đó, không nên luyện tập quá sức. Tuy nhiên vì phần lớn mọi người tập luyện ở mức ít hoặc vừa phải nên vấn đề này chỉ xuất hiện ở một nhóm nhỏ.
Hút thuốc
Hút thậm chí là chỉ một điếu thuốc mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim. Bên cạnh các bệnh về tim, hút thuốc còn có thể gây ung thư và nhiều bệnh về phổi khác. Vì vậy, hãy bỏ thuốc trước khi quá muộn.
Người bệnh tim mạch hoàn toàn có thể sinh hoạt tình dục để đảm bảo hạnh phúc gia đình.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn