Đây là lời cảnh báo của nhà nghiên cứu sinh học phân tử Elizabeth Blackburn - từng đạt giải Nobel Y khoa năm 2009 và nhà tâm lý học Elissa Epel nghiên cứu về căng thẳng và lão hóa. Theo hai nhà nghiên cứu Blackburn và Epel, bộ phận trong ADN gọi là telomeres quyết định tốc độ lão hóa của tế bào. Telomeres bị ngắn đi là một nguyên nhân chính khiến tế bào người già đi. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy vẫn có thể khiến các telomeres phát triển dài thêm, làm chậm quá trình lão hóa. Nói cách khác, quá trình lão hóa “có thể đẩy nhanh hay làm chậm lại, thậm chí có thể đảo ngược”.
Nghiên cứu cho thấy gen của con người bị ảnh hưởng, thậm chí biến đổi vì “các mối quan hệ xã hội, môi trường và lối sống”.
Người tức giận trong trường hợp bị chen ngang trên có xu hướng hoài nghi và thù địch. Mà theo các nhà nghiên cứu, người có chỉ số hoài nghi và thù địch cao thường có nhiều nguy cơ bị bệnh về tim mạch, chuyển hóa hơn và thường không sống thọ.
Bi quan cũng làm ngắn các telomeres. Bên cạnh đó còn góp phần phát triển các bệnh liên quan đến lão hóa như ung thư, bệnh tim và thường cũng khó sống thọ.
Hay hồi tưởng về chuyện không vui cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe , vì căng thẳng lý ra đã thoát đi lại bị tích tụ lâu thêm trong cơ thể và càng khiến các telomeres ngắn đi.
Thiếu tập trung cũng làm các telomeres ngắn đi. Vì thiếu tập trung thường xảy ra khi chủ thể cảm thấy không thoải mái, vui vẻ.
Bệnh trầm cảm có nguy cơ tước đi của người bệnh niềm vui sống và gây hậu quả khôn lường không chỉ cho bệnh nhân...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn