Đẻ thiếu tháng vì cố vắt sữa non
Sau khi tham gia vào một trang mạng của các mẹ "bỉm sữa", chị Nguyễn Thanh M. 26 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội đã được các chị em rỉ tai cho phương pháp vắt sữa non khi còn đang mang bầu. Vì vậy ở tuần thứ 36 của thai kỳ chị bắt đầu việc vắt sữa.
Mới đầu chị vất vả mãi mới vắt ra được 4-5 giọt, mỗi lần vắt vừa đau, vừa tức ngực nhưng nhìn những giọt sữa vàng như bơ chị lại thấy phấn khích và chăm vắt hơn. Hiện ở tuần thứ 39 của thai kỳ, chị đã vắt được 8 ống xilanh, mỗi ống 5ml, được chị dự trữ trong ngăn đá.
Cũng ham vắt sữa non để dành cho con, chị Ngô Thị Yến - 29 tuổi, Đống Đa, Hà Nội đã lại suýt nữa phải hối hận cả đời vì phong trào vắt sữa non dự trữ.
Chị Yến kể, thấy nhiều mẹ bỉm sữa khoẻ vắt sữa non để dành cho con, chị tìm hiểu và cũng bắt đầu vắt ở tuần thứ 35. Mới đầu, vắt sữa non rất đau và sữa ra ít nhưng sau dần vắt được nhiều hơn. Đến tuần thứ 36, khi chị đang vắt thì bỗng thấy bụng đau co thắt nhưng một lúc lại hết, lúc đầu mình còn tưởng là do con đạp nên chủ quan.
Nhưng càng về sau cơn đau lại càng nhiều hơn và đau hơn, lúc này chị Yến vội vàng gọi chồng. Hai vợ chồng hộc tốc đưa mình đến bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Sau khi khám, thì bác sĩ báo là chị Yến có dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Khi sinh xong nhìn con đỏ hỏn bé tý, cân nặng không đủ 2,4 kg, phải nằm trong lồng ấp lúc đó chị Yến vô cùng hối hận vì ham vài giọt sữa non mà chị đã khiến con chị bị sinh thiếu tháng.
Trào lưu vắt sữa non khá là rầm rộ trong diễn đàn các hội mẹ bỉm sữa. Do tâm lý lo sợ việc sinh con nhưng chưa có sữa hoặc vì lý do nào đó không thể cho con bú, trẻ phải cách ly khỏi mẹ và mong muốn con được uống sữa mẹ ngay khi chào đời mà không phải “tráng ruột” bằng sữa công thức. Các bà bầu thường được rỉ tai nhau rằng, việc massage và vắt sữa này có thể gây co thắt tử cung nhẹ, nhưng an toàn và không kích ứng chuyển dạ. Việc trữ sữa non này giúp trẻ mới sinh luôn có sẵn sữa non của mẹ để việc “lập trình đầu đời” của miên mạc ruột được hoàn hảo. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Vũ Quang đây là phương pháp hoàn toàn “phản khoa học”.
Nguy cơ nhiều hơn lợi ích
Bác sĩ Quang cho biết, việc vắt sữa non ở giai đoạn cuối thai kỳ là hoàn toàn không cần thiết, mặc dù cuối thai kỳ phụ nữ đã có sữa non, nhưng lượng sữa rất ít và vắt khá là vất vả.
Trong khi đó với môi trường, trang thiết bị, sự hiểu biết cũng như điều kiện ở Việt Nam còn hạn chế nên rủi ro nhiễm khuẩn sữa từ khâu vắt, bảo quản sữa là rất cao. Nếu sữa này cho trẻ bú là rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Không những thế, động tác vê, nặn núm vú có thể kích thích đầu vú, gây tăng tiết oxytocin nội sinh, gây ra cơn co tử cung, dễ khiến bà bầu sinh non. Đặc biệt với những trường hợp từng đẻ mổ hay có nhau tiền đạo, nếu có cơn gò tử cung sẽ dễ gây ra xuất huyết âm đạo ồ ạt, rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Bác sĩ Quang nhấn mạnh, nếu so sánh những nguy cơ có thể xảy ra cho cả mẹ và con với tác dụng từ lượng sữa non ít ỏi trữ cho trẻ thì việc cố nặn sữ non là hoàn toàn vô nghĩa. Và từ trước tới giờ chưa có bác sĩ nào khuyến khích thai phụ vắt sữa non mà đây hoàn toàn là do các mẹ tự truyền tai nhau mà vắt sữa non trở thành một trào lưu trong giới bà bầu.
Mỗi mẹ bầu cần cân nhắc trước khi làm một việc gì, không nên đánh cược sức khỏe , sinh mệnh của mình và con mình vì những việc mà lợi ích nó đem lại không đáng là bao mà nguy hiểm rất lớn. Ngoài ra, các mẹ nên biết cách chọn lọc thông tin và quan trọng nhất là cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ sản phụ khoa.
Nhiều chị em sản phụ truyền tai nhau lưu lại những giọt sữa non đầu tiên của thai kỳ để dành cho con. Tuy nhiên, theo các...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn