Phát biểu tại một cuộc họp báo vừa diễn ra ở Vienna - Ý, vị bác sĩ cho biết các cộng đồng y tế ở Mỹ và châu Âu sẽ không cho phép tiến hành ca phẫu thuật vẫn đang gây tranh cãi gay gắt này. Do đó, ông và các đồng nghiệp sẽ thực hiện phẫu thuật tại Trung Quốc.
Bác sĩ Sergio Canavero (phải) và đồng nghiệp Xiaoping Ren - ảnh: NEWSWEEK
Cộng sự của ông, bác sĩ người Trung Quốc Xiaoping Ren cho biết mọi thủ tục được tiến hành thuận lợi và thời điểm phẫu thuật chính xác sẽ được công bố trong vài ngày tới. Ca phẫu thuật ước tính lên đến 100 triệu USD, cần đến hàng chục bác sĩ phẫu thuật và nhiều chuyên gia khác.
Nói là ghép đầu nhưng thực chất ca phẫu thuật nhằm mục đích ghép một thân người khỏe mạnh nhưng chết não vào đầu người nhận, vốn có bộ não khỏe mạnh nhưng vì một bệnh lý nào đó mà thân mình không thể sử dụng được nữa.
Vị bác sĩ cũng mô tả sơ lược về cách ông sẽ thực hiện ca phẫu thuật mang hơi hướm kinh dị này: các dây tủy sống ở vùng cổ của người hiến và người nhận sẽ được cắt cùng lúc bằng một lưỡi dao kim cương.
Phần đầu người nhận sẽ "đông lạnh" bằng phương pháp hạ thân nhiệt sâu để bảo vệ sự sống. Chiếc đầu này cũng được gây mê và được các máy móc hỗ trợ giúp hít thở, bơm máu. Một hệ thống tương tự cung cấp oxy và tuần hoàn cho phần thân người hiến trong suốt 24 giờ phẫu thuật.
Chân dung "Frankenstein" thời hiện đại - ảnh: THE WILL NIGERIA
Nhiều chuyên gia hàng đầu sẽ phải làm việc hết công suất để nối lại xương cột sống, tĩnh mạch cổ, khí quản, thực quản… và nhiều cấu trúc khác. Cả người hiến và người nhận đều được đặt trong tư thế ngồi suốt cuộc phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn ở trong trạng thái hôn mê thêm một thời gian để cơ thể dần hồi phục.
Người hiến và người nhận giấu tên, đều đến từ Trung Quốc.
Bác sĩ Canavero cho biết để đi đến ca phẫu thuật chính thức, ông và các đồng nghiệp đã thử nghiệm lâm sàng với những người tình nguyện hiến thi hài ở Trung Quốc. Một cuộc phẫu thuật kéo dài 18 giờ trên hai thi hài chết não đã cho thấy việc nối lại tủy sống và các mạch máu hoàn toàn khả thi.
Trước đó, họ đã thí nghiệm trên chuột và chó còn sống và đã đạt được một số thành công, trong đó có một con chó đã có thể chập chững đi lại sau 6 tuần ghép đầu.
Chuyên gia Việt Nam tin tưởng vào kỹ thuật ghép đầu Cho dù ý tưởng của bác sĩ Sergio Canavero vấp phải nhiều luồng ý kiến phản đối ngay tại các nước Âu-Mỹ, thì cũng có nhiều chuyên gia tin tưởng vào tính khả thi của kỹ thuật. Hơn hết, kỹ thuật đem lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân, ví dụ như bệnh nhân ung thư, một cơ hội sống thứ hai. Gần 2 năm trước, khi câu chuyện vừa được thế giới biết đến và đang gây xôn sao, trong một sinh hoạt chuyên đề về hiến, ghép tạng ngày 12-1-2016, GS-TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế), cho biết sau ca ghép đầu người lần đầu tiên trên thế giới, Việt Nam sẽ sẵn sàng mời các chuyên gia chuyển giao kỹ thuật này. |
Phẫu thuật kéo dài chân không quá phức tạp, rất phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu thời gian phục hồi lâu,...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn