Liên quan đến vụ hàng loạt trẻ ở Khoái Châu, Hưng Yên mắc sùi mào gà, PGS.TS.Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, tại Viện Da liễu Trung ương, bệnh sùi mào gà thỉnh thoảng vẫn gặp ở trẻ em nhưng sùi mào gà tập thể ở cùng một địa phương là lần đầu tiên gặp,
Theo ông Doanh, đến thời điểm này, tất cả các bệnh nhân trong vụ mắc bệnh sùi mào gà tập thể hầu hết được ra viện, các bác sĩ hẹn khám lại định kỳ 2-3 tuần/lần. Hiện chỉ còn 2 trẻ đang điều trị.
PGS.TS.Lê Hữu Doanh cũng lo ngại, bệnh sùi mào gà ở trẻ em không giống như người lớn, bởi trẻ em mắc sùi mào gà sẽ rất nặng, rất hiếm gặp và khó điều trị. Hơn nữa, trẻ mắc bệnh thường không hợp tác, quấy khóc. Nếu không điều trị triệt để, bệnh sùi mào gà dễ gây ung thư dương vật.
GS.TS.Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương
BS Lê Thị Kim Dung, Trưởng Khoa Sản, Trung tâm Y tế Y khoa Thái Hà cũng cho biết, lần đầu tiên bà nghe đến chuyện động trời như thế này.
Theo BS Dung, trước đây, bệnh sùi mào gà (do virus HPV) được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vì thế, có nhiều người cho rằng, sùi mào gà là căn bệnh của những người đã quan hệ tình dục. Tuy nhiên, ngoài con đường lây nhiễm qua đường tình dục, sùi mào gà còn lây nhiễm khác là lây qua tiếp xúc da. Những lây nhiễm khác qua tiếp xúc như lây nhiễm từ dụng cụ y tế chưa được vô trùng thì chưa được báo cáo, bởi với y tế khi can thiệp bất cứ dụng cụ y tế gì lên cơ thể người bệnh đều phải đảm bảo tiệt trùng. Nếu dụng cụ y tế không được tiệt trùng thì hoàn toàn có thể lây bệnh cho trẻ.
Ngoài ra, bệnh sùi mào gà cũng có thể lây lan do dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người mắc bệnh như quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, bồn cầu, tay nắm cửa… Lúc này, HPV xâm nhập qua vết thương hở, trầy xước hoặc niêm mạc miệng, mắt…
Sau sự việc này, nhiều người thắc mắc “tại sao nhân viên y tế chủ quan với sức khỏe con người lại có thể làm thủ thuật”, sáng 18.7, đại diện Sở Y tế tỉnh Hưng Yên, ông Lều Văn Quân cho biết, sau khi rà soát hồ sơ, số liệu quản lý, Sở tôi xác nhận, y sĩ Hoàng Thị Hiền (ở Dạ Trạch, Khoái Châu) có giấy phép hành nghề nhưng phòng khám của bà Hiền chưa có giấy phép hoạt động.
Đại diện Sở Y tế tỉnh Hưng Yên, ông Lều Văn Quân
Năm 2016, Phòng Y tế huyện Khoái Châu đã kiểm tra 1 lần tại phòng khám này và thấy tại cơ sở có tủ thuốc, đã yêu cầu dừng hoạt động. Hôm qua (17/7), Sở Y tế Hưng Yên tiếp tục đến làm việc thì nhà bà Hiền đóng cửa.
Theo ông Quân, nếu làm đúng quy trình kỹ thuật thì sẽ không xảy ra chuyện mắc sùi mào gà tập thể như vậy. Về chuyên môn, nhân viên y tế làm gì cũng cần có quy trình tiệt trùng, tiệt khuẩn, hấp sấy đầy đủ…
Cũng theo ông Quân, nhiều bậc phụ huynh còn thiếu hiểu biết kiến thức y tế, thấy phòng khám không có biển hiệu mà vẫn cho con vào làm thủ thuật.
Sở Y tế Hưng Yên đang làm rõ nguyên nhân dẫn đến hàng loạt bé trai bị mắc bệnh sùi mào gà.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn