Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm ròng 1040 tỷ đồng ở hai kênh tín phiếu và OMO. Lãi suất huy động và cho vay nhìn chung chưa nhiều biến động. Theo MBS, thanh khoản tiếp tục căng thẳng và lãi suất liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức cao (4-5%).
“Chúng tôi cho rằng hoạt động bơm ròng của NHNN trong thời gian vừa rồi có thể sẽ được duy trì trong thời gian tới nhưng ở mức hạn chế do thanh khoản vẫn chưa hết dấu hiệu căng thẳng. NHNN bơm ròng 1040 tỷ đồng ở hai kênh tín phiếu và OMO. Trên kênh OMO, NHNN đã bơm 52,689 tỷ đồng trong khi hút qua T bill 0 đồng, trong khi lượng vốn đáo hạn trên kênh OMO và tín phiếu lần lượt là 55,649 tỷ đồng và 4000 tỷ đồng”. MBS cho biết.
Về diễn biến, lãi suất huy động tăng ở một số ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ như VP Bank, Eximbank và Bản Việt (Viet capital Bank) cho thấy thanh khoản ở những ngân hàng này khá căng thẳng. Trong khi các NHTM tiếp tục giữ mức lãi suất tiền gửi, cụ thể, lãi suất huy động không kỳ hạn và dưới 1 tháng là ở mức 0.8-1% mỗi năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng; từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4.5-5.4%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5.4-7%/năm và trên 12 tháng là 6.4- 8%/năm. Tuy nhiên việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi trong ngắn hạn sẽ khó xảy ra do lượng vốn trong các ngân hàng Thương mại vẫn rất dồi dào mặc dù huy động của hệ thống trong tháng 1 đã giảm nhẹ 1.6% so với cùng kỳ năm ngoái (theo UBGSTCQG), trong đó tiền gửi trung và dài hạn tăng 23.46% trong cuối năm 2016.
Lãi suất huy động USD đối với cá nhân và tổ chức vẫn ở mức 0% mặc dù FED đã tăng lãi suất cơ bản lên mức 0.75 – 1% nhưng việc NHNN vẫn tiếp tục giữ lãi suất USD ở mức 0% có khả năng sẽ ảnh hưởng đến dòng kiều hối, cộng với dư địa điều chỉnh tỷ giá không còn nhiều khiến áp lực lên nguồn cung USD gia tăng trong ngắn hạn.
Mức lãi suất cho vay vẫn phổ biến ở mức 6-7%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên, vay sản xuất kinh doanh thông thường ngắn hạn là 6.8- 9% và trung và dài hạn là 9.3-11%/năm. Theo UBGSTC, tín dụng trong tháng 1.2017 đã tăng 1% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó tỷ trọng cho vay trung và dài vẫn chiếm tỷ trọng cao (55% tổng tín dụng cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân) trong khi các ngân hàng bị hạn chế tỷ trọng huy động ngắn hạn/cho vay trung và dài hạn xuống còn 50% trong 2017 và 40% trong năm 2018 theo thông tư 06, tạo áp lực lên lãi suất cho vay trong thời gian tới. Về ngắn hạn chúng tôi cho rằng mặt bằng lãi suất sẽ không nhiều thay đổi.
Tỷ giá trung tâm VND/USD trung bình tăng 5 đồng lên mức 22.255 so với hai tuần trước. Tỷ giá tại giao dịch các NHTM ở mức 22.771 (giảm 28 đồng so với hai tuần trước). Nhìn chung tỷ giá trung tâm không có nhiều thay đổi so với hai tuần trước tuy nhiên vẫn chịu sức ép do số liệu xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến cán cân thanh toán (nhập siêu 800 triệu USD trong hai tháng đầu năm). |
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn