Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng quý 1 các năm 2013, 2015 và 2016 lần lượt chỉ đạt 0,03%; 1,26% và 1,54%; các năm 2012, 2014 tăng trưởng tín dụng quý 1 so với cùng kỳ ở mức âm nhẹ.
Điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp giai đoạn đầu năm là tương đối tốt, qua đó giúp thu nhập lãi của các ngân hàng có sự cải thiện. Cũng theo báo cáo, quý 1/2017 so với cùng kỳ, huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng 2,43% trong khi tổng phương tiện thanh toán tăng 3,08% (tăng 2,88% so với cuối năm 2016).
Lãi suất huy động nhìn chung khá ổn định, phổ biến ở mức 0,8%-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5%- 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4%-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4%-7,2%/năm.
Ngoài ra, một vài ngân hàng có hình thức huy động vốn qua chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao, 8%-9%/năm, cho các kỳ hạn trung và dài hạn. Theo các chuyên gia, đây là động thái huy động vốn trung dài hạn của các ngân hàng vừa và nhỏ để đáp ứng tỷ lệ nguồn vốn vay ngắn hạn cho trung dài hạn theo thông tư 06 (tăng từ 50% lên 60%), chứ chưa phải tín hiệu về việc căng thẳng thanh khoản của hệ thống .
Trên thực tế, cho đến thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất ở các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank… vẫn duy trì ổn định và chưa có dấu hiệu tham gia cuộc đua tăng lãi suất. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến của các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6%-7%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3%-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt có tình hình tài chính minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4%-5%/năm.
Chi phí vốn ở một số ngân hàng gia tăng sau khi phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao, nhiều khả năng lãi suất cho vay cũng sẽ nhích lên trong thời gian tới. Tuy nhiên, tình trạng trên nếu có xảy ra cũng sẽ chỉ cục bộ ở nhóm các ngân hàng vừa và nhỏ và đã huy động vốn qua chứng chỉ tiền gửi với khối lượng lớn.
Trong số các ngân hàng đã phát hành chứng chỉ tiền gửi với khối lượng lớn, điển hình là Sacombank chào bán chứng chỉ tiền gửi với lãi suất lên đến 8,48%/năm cho kỳ hạn 5 năm 1 ngày và 8,88%/năm cho kỳ hạn 7 năm. LienVietPostBank cũng phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng với lãi suất cao nhất lên đến 8,8%/năm. Ngân hàng Việt Á phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn từ 6 tháng đến 18 tháng, mức lãi suất cũng rất hấp dẫn, cao nhất lên đến 8,2%/năm.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn