Theo Arms Control, những năm 1960, Trung Quốc gặp khó khăn trong việc phát triển tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng. Các lần phóng thử liên tiếp thất bại. Năm 1965, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Chu Ân Lai chỉ đạo nghiên cứu phát triển tên lửa nhiên liệu rắn nhằm khắc phục những hạn chế của tên lửa nhiên liệu lỏng.
Một đội ngũ thiết kế cho dự án được hình thành tại Học viện Không gian số 4. Nhóm thiết kế đề xuất phát triển tên lửa nhiên liệu rắn 1 giai đoạn mang tên DF-61. Tuy nhiên, đến năm 1967, quân đội Trung Quốc quyết định triển khai chương trình phát triển tàu ngầm năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của nước này.
Chương trình này đã kéo theo sự phát triển của tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn trang bị trên tàu ngầm hạt nhân. Chương trình DF-61 bị hủy bỏ, thay vào đó là chương trình phát triển tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn Julang-1(JL-1) trang bị trên tàu ngầm.
Năm 1970, Học viện Không gian số 1 được giao nhiệm vụ phát triển thiết kế khí động học cho tên lửa JL-1. Học viện Lhông gian số 4 được giao nhiệm vụ phát triển động cơ. Việc phát triển động cơ nhiên liệu rắn đã đạt được những tiến bộ vượt bậc.
Quân đội Trung Quốc quyết định phát triển phiên bản sử dụng trên đất liền của dự án JL-1 được chỉ định là DF-21. Đến năm 1975 có 2 chương trình phát triển tên lửa nhiên liệu rắn được thực hiện song song là JL-1 và DF-21. 2 chương trình này sử dụng chung động cơ và thiết kế khí động học.
Mỹ và Nga không có loại tên lửa tương tự DF-21 của Trung Quốc. Ảnh: Ausairpower
|
Năm 1976, chương trình JL-1/DF-21 được bàn giao cho Học viện Không gian số 2. Huang Weilu, nhà khoa học được cấp bằng Thạc sĩ về điều khiển tự động tại Đại học Hoàng gia London (Anh) được bổ nhiệm làm giám đốc thiết kế. Ông cũng chính là cha đẻ của chương trình tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc.
Học viện Không gian số 2 cũng đảm đương luôn nhiệm vụ phát triển phương tiện mang phóng di động cùng các hệ thống hỗ trợ cho tên lửa DF-21. Dưới sự dẫn dắt của một nhà khoa học được đào tạo tại Anh, chương trình DF-21 đã có những thành tựu đầy ấn tượng.
Ngay thử nghiệm đầu tiên của DF-21 diễn ra vào tháng 05/1985 tại trung tâm thử nghiệm tên lửa ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc diễn ra thành công. Thử nghiệm thứ 2 vào tháng năm 1987 cũng thành công. Tên lửa được cấp giấy chứng nhận thiết kế hoàn thiện vào năm 1988.
Biến thể tiêu chuẩn của DF-21 có chiều dài 10,7 mét, đường kính 1,4 mét, trọng lượng phóng 14,7 tấn, tầm bắn 1.700 km mang theo đầu đạn thông thường nặng 600 kg, hoặc đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 200 kt.
Ống phóng kiêm container bảo quản được đặt trên khung gầm xe kéo chuyên dụng đưa nó trở thành loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn di động đầu tiên của Trung Quốc.
Sau thành công ban đầu này, vào năm 1990 Trung Quốc đã quyết định mở rộng tầm bắn của DF-21, phiên bản nâng cấp được chỉ định là DF-21A. Tuy nhiên, hai lần thử nghiệm đầu tiên của DF-21A vào đầu năm 1991 đều thất bại.
Chương trình bị đình chỉ 2 năm sau mới được tiếp tục cấp kinh phí để phát triển. Từ năm 1995-1996, 4 lần thử nghiệm của DF-21A cải tiến đều thành công, tên lửa được đưa vào sử dụng trong năm 1996.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D trong một cuộc diễu hành. Ảnh: SCMP |
DF-21A có tầm bắn 2.700km, bán kính lệch mục tiêu (CEP) dao động từ 100-300 mét, đây là tên lửa đạn đạo tầm trung chính xác nhất của Trung Quốc. Theo số liệu của tình báo Mỹ, khoảng 60-80 tên lửa cùng 30-40 xe phóng di động đã được triển khai hoạt động trong biên chế lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.
Phiên bản nâng cấp mới nhất là DF-21D, đây là một loại tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) đầu tiên của thế giới. Sự phát triển của DF-21D được gọi là “sát thủ diệt tàu sân bay Mỹ” đang thu hút sự chú ý đặc biệt của giới quân sự thế giới.
Giới phân tích quân sự có nhiều cuộc tranh luận về sự phát triển của tên lửa này. Một số ý kiến cho rằng DF-21D không đủ khả năng để nhắm các mục tiêu di động trên mặt biển ở khoảng cách gần 2.000 km.
Gần đây, truyền thông Nga đã đăng một bài phân tích của chuyên gia Oleg Kaptsov chứng minh sự nguy hiểm của DF-21D. Vị chuyên gia cho rằng Trung Quốc hoàn toàn không ảo tưởng trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm.
Vũ khí 'độc' Trung Quốc đối phó với Mỹ trên biển ĐôngTrước hành động của Mỹ thường xuyên giúp Philippines và Đài Loan đưa vũ khí ra biển Đông như máy bay chống ngầm P-3C, Trung Quốc tỏ ra tức giận và phát triển sức mạnh vũ khí quân đội của mình đi chống Mỹ. |
Nguồn tin: news.zing.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn