Ngày 11-8, liên ngành tư pháp Trung ương đã công khai xin lỗi ông Trần Văn Thêm, 80 tuổi, trú tại thôn Đức Lập, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, chấm dứt 46 năm ông bị oan sai.
Cũng tại buổi công bố này, ông Nguyễn Văn Tuân, phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội khẳng định, sẽ sớm khẩn trương thực hiện Luật Bồi thường Nhà nước như công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng và giải quyết bồi thường oan sai cho ông Thêm theo quy định. Vậy ông Thêm được bồi thường như thế nào?
Như Báo CAND đã đăng tải, ông Thêm bị bắt giam từ ngày 23/7/1970 và được ra khỏi trại giam đầu năm 1976. Tuy nhiên, đến ngày 11/8/2016, ông Thêm mới chính thức được các cơ quan có thẩm quyền công khai xin lỗi oan sai. Như vậy, thời gian ông Thêm bị giam giữ là 5 năm, 7 tháng, 6 ngày; thời gian ông Thêm không phải ở tù nhưng chưa được minh oan khoảng 40 năm.
Trao đổi với phóng viên Báo CAND, luật sư Quản Văn Minh, Văn phòng Luật sư số 5 cho biết, thời hiệu để tính việc bồi thường oan sai cho ông Thêm bắt đầu từ ngày liên ngành tư pháp Trung ương công khai xin lỗi ông (ngày 11/8/2016). Căn cứ vào quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước, mức tính bồi thường oan sai cho ông Thêm sẽ được xác định ở 2 mức. Mức 1: Áp dụng đối với thời gian ông Thêm bị giam giữ. Mức 2 áp dụng đối với thời gian ông Thêm không bị giam giữ nhưng chưa được công nhận oan sai.
Ngày 12-8, ông Nguyễn Văn Hòa, phó Giám đốc Công ty Luật Hòa Lợi – người được ông Trần Văn Thêm ủy quyền cho chúng tôi biết, trong ngày này ông đã gửi đơn đề nghị bồi thường oan sai cho ông Thêm đến các cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, ông Hòa nêu rõ căn cứ pháp lý làm cơ sở tính mức yêu cầu và đề nghị bồi thường là: Quyết định số 11/C44-P3 ngày 8/8/2016 của Cơ quan CSĐT, Bộ Công an về đình chỉ điều tra đối với bị can Trần Văn Thêm, thư xin lỗi của liên ngành tư pháp Trung ương ngày 11/8/2016; Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước; Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BTC-BNN&PTNT ngày 2/11/2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự; Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động.
Ông Hòa cũng cho biết, theo điểm d, mục 2, Điều 7, Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BTC-BNN&PTNTngày 2/11/2012, ông Thêm là người buôn bán nhỏ khi bị bắt giam và chấp hành án phạt tù. Theo điểm b, mục 1, Điều 3, Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2014, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thuộc địa bàn vùng II, mức lương tối thiểu là 3.100.000 đ/tháng: 22 ngày = 140.909 đ/ngày.
Căn cứ vào hồ sơ cho thấy, ông Trần Văn Thêm giam giữ 2.010 ngày; thời gian tại ngoại 14.530 ngày. Do đó, việc bồi thường được tính thành 2 giai đoạn, giai đoạn bị giam giữ và giai đoạn tại ngoại.
Theo tính toán của ông Hòa, giai đoạn bị giam giữ mức bồi thường cho ông Thêm là 1.132.907.000 đ (bồi thường thiệt hại do thụ nhập thực tế bị mất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian ở tù). Số tiền ông Thêm đòi bồi thường giai đoạn tại ngoại kéo dài 14.530 ngày là 10.237.703.000 đ (gồm thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất (khi ra khỏi nhà giam, ông Thêm được cấp giấy miễn lao động nặng); bồi thường thiệt hại cho người phục vụ; bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần). Ngoài ra, ông Hòa cũng đưa khoản bồi thường khác là những chi phí đi kêu oan, chữa bệnh… 800.000.000 đ. Như vậy, tổng mức đòi bồi thường oan sai của ông Thêm là 12.170.610.000 đ.
Về việc ông Thêm cho biết và cũng được những người làm chứng (những cán bộ Công an tham gia điều tra, bắt giữ hung thủ thực sự của vụ án đêm 23/7/1970 là Phùng Thanh Nhàn) xác nhận, ông bị đối tượng Phùng Thanh Nhàn đập búa vào đầu gây tổn hại sức khỏe có được đền bù không, luật sư Quản Văn Minh cho biết, nếu đủ căn cứ xác định, vết thương do thủ phạm gây ra, ông Thêm được đền bù bằng 10 tháng lương cơ bản.
Vụ án oan của ông Trần Văn Thêm kéo dài 46 năm đã gây tổn hại rất lớn cho cá nhân ông và gia đình. Mong rằng, các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào quy định hiện hành của pháp luật để thực hiện việc bồi thường oan sai sớm nhất cho ông. Qua đó, khắc phục những tổn thất mà ông cụ 80 tuổi này đã gánh chịu.
2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
4. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu.
5. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một ngày lương tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Thời gian để tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này.
( khoản 2, 4, 5, Điều 47, Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước)
Căn cứ vào quy định tại Thông tư liên tịch số: 05/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BQP- BTC- BNNPTNT nêu trên được quy định tại điều 10 và quy định tại khoản 2 Điều 45, Điều 47 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009, một số khoản mà ông Thêm yêu cầu và sẽ được bồi thường, cụ thể:
(Luật sư Hoàng Văn Hướng)
Theo Cao Hồng
Công an nhân dân
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn