Luật sư Khanh, hiện làm việc tại Mỹ, chia sẻ với độc giả VnExpress bài chia sẻ về thái độ của khán giả đối với tuyển Việt Nam sau mỗi trận đấu.
Đội U20 Việt Nam đi World Cup về, họ chẳng đem được gì về trừ một điểm và ấn tượng đẹp của cổ động viên Việt Nam, khi hàng chục ngàn người Việt tới xem và cổ vũ hết mình dù đội tuyển của họ thua. Ở nhà thì nhiều người nói. Có người khen các em cố gắng hết sức mình, tuy không làm được gì nhiều nhưng tinh thần đáng khen. Kẻ thì trách là yếu quá mà còn nổ, chắc họ sợ mất mặt với hàng xóm.
U20 Việt Nam luyện sút trước trận gặp U20 PhápNhưng mà làm đuôi voi còn hơn là đầu chuột, xếp thứ 22 trên 24 đội thì cũng hơi buồn, nhưng đó là 24 đội được chọn từ cả thế giới, chứ còn xếp 1/11 mà 11 đó đại khái xếp hạng đâu đó ở khoảng hạng 130 của cả thể giới thì...
Cái bệnh con nhà người ta nó không chỉ có ở trong nhà, nó có cả ở ngoài xã hội, trên các bàn phím và trong tâm trí của những người thích xem bóng đá. Nó xuất phát từ cái định kiến là phải cho roi cho vọt thì con mới nên người, các bậc phụ huynh vì thế cứ lôi con mình ra mà đánh, rồi thì mắng mỏ so sánh để con cố gắng học hành. Cái thói quen đó lan tràn khắp nơi, khiến người Việt Nam mắc cái bệnh là "nói chuyện tiêu cực".
Ngày trước Hoàng Anh Gia Lai đem trình làng một lứa cầu thủ đầy triển vọng, nhiều người cho là họ có lối đá giống Barca. Tôi xem được vài trận thì cũng mừng thấp thỏm rồi thôi, nhất là khi các chàng trai kia đá với Nhật Bản phải đem những 7 quả về nhà.
Nhiều người hả hê chê cười, kẻ lại bảo rằng người khác ghen tỵ thì nên mới nói vậy. Cái ước mong được vào vòng loại tiếp theo để tranh vé đi World Cup U20 năm đó xếp lại cũng như mọi giấc mơ khác của bóng đá Việt Nam năm nào.
Cầu thủ Việt Nam cảm ơn khán giả sau trận hoà New Zealand
Rồi năm nay, đội tuyển U19 lại đoạt vé vào World Cup bằng một lối đá khác hẳn, họ dùng đấu pháp phòng ngự phản công, ít tấn công và cũng ghi được vài bàn quan trọng, vừa đủ để đoạt vé. Vậy là nhiều người xông vào chê bai, nào là chơi xấu, nào là tử thủ, nào là không làm ai nức lòng...
Nói tóm lại là lúc nào cũng có người chửi bới và hả hê. Điều đó không có gì lạ lùng khi nói về người hâm mộ các câu lạc bộ Real Madrid và Barcelona: họ thích đội này thì cũng cần phải ghét đội kia cho nó vui. Còn vì sao người hâm mộ Việt Nam lại quyết xông vào ghét bỏ dèm pha một nhóm cầu thủ Việt Nam bởi vì họ đá không đẹp, họ đá không thắng các đội mạnh... thì đành chịu.
Vì sao cái chuyện đơn giản là ghi nhận đóng góp lại thật khó đối với những người cho là mình hâm mộ tuyển Việt Nam? Họ có thể ghen ăn tức ở, hay là họ nghĩ rằng buông lời đắng cay sẽ giúp các cầu thủ có thêm động lực? Có lẽ là cái thứ hai, tức là những người này khẩu xà tâm phật.
Cái ý tưởng đó khá dễ chịu cho đến khi người ta chợt nhớ lại rằng những ai làm được chút gì trong nền bóng đá Việt Nam đều bị ném đá tơi tả, còn những người được ghi nhận trong tâm là những người "biết đâu...", "giá mà...", đại khái là những người có tiềm năng nhưng rồi tàn lụi vì một lý do gì đó.
Cho nên không có gì ngạc nhiên khi các cầu thủ đoạt vé World Cup trở về thì chỉ vài trăm người ra đón, còn các cầu thủ trở về với hạng nhì của Đông Nam Á thì được cả nghìn người tung hô. Những người hâm mộ kiểu này chỉ thích những niềm vui nho nhỏ, những ông vua về nhì, còn những thành tựu xuất sắc chưa từng có nhưng lại thua sút với cả giải thì họ đâu có chịu. Đại khái là họ chỉ thích ở xứ mù để làm chột cho vui, chứ còn sáng mắt mà phải ra trời nắng chang chang thi tài với người khác thì họ xấu hổ vì sợ mình rõ là yếu.
Cho nên các cầu thủ Việt Nam chỉ nên loanh quanh ở Đông Nam Á, chỉ nên thắng Thái Lan, chỉ nên có những trận cầu đầy cảm xúc... thì rất tốt. Còn họ ra khỏi ao làng rồi chới với trên biển thì không được, hay là họ tới World Cup mang cần xé theo đựng banh cũng không nên, cho dù bao nhiêu người khác chỉ mong được cái suất đem cần xé.
Thậm chí là họ vô địch Đông Nam Á chắc cũng không nên. Công Vinh ngày nào đem về bàn thắng cho đội lên ngôi vẫn còn bị ném đá tơi tả, ném cho đến ngày giải nghệ còn chưa thôi. Nhân vô thập toàn, còn bới móc chuyện nhỏ mà phủ nhận công lớn thì là bệnh của những người nghiện nỗi đau.
Bởi khi đội tuyển lần đầu vào World Cup ở mọi cấp độ và về với một điểm là một tội lỗi. Tôi nghĩ là vậy, trong khi tôi đang đếm các bàn thua của các đội châu Á khác lần đầu vào World Cup.
Tôi nhớ hình như là Trung Quốc thua đâu 8 - 0, còn Triều Tiên thì lãnh 7 bàn từ Bồ Đào Nha. Việt Nam thì lãnh 4 bàn của Pháp thì chắc là Pháp nương tay, nhưng "người hâm mộ" ở nhà sẽ xử các cầu thủ yếu kém của họ, các cầu thủ Pháp không phải làm giúp.
>> Xem thêm: Những con chim kỳ lạ giá hàng nghìn đôla của dân chơi Việt
KhanhVideo được xem nhiều: Bẫy được rắn gần 2 mét cạnh trung tâm thương mại
Nguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn