"Nên tính khung giờ cho xe khách ra vào bến Mỹ Đình"

Thứ ba - 03/01/2017 14:34

"Nên tính khung giờ cho xe khách ra vào bến Mỹ Đình"

Ùn tắc thường xảy ra vào giờ cao điểm, sáng từ 6h30 đến 9h; chiều từ 17h đến 20h. Vậy sao không tính toán khung giờ cho xe khách ra vào Hà Nội hợp lý?

Từ ngày 2/1, Hà Nội điều chuyển hàng loạt tuyến xe khách liên tỉnh. Điều này vấp phải sự phản đối quyết liệt của các công ty vận tải. Tôi cũng cho rằng cách giải quyết này chưa hợp lý và có ý kiến đóng góp như sau: 

Trong vòng 4 năm trở lại đây, hầu như tuần nào tôi cũng đi Hà Nội – Vinh – Hà Nội. Tôi không phải là chuyên gia giao thông nhưng cũng biết khi nào thì ùn tắc diễn ra. Tình trạng này ở Hà Nội ngày càng trầm trọng, nhưng rõ ràng không phải lúc nào cũng ùn tắc.

Ùn tắc thường chỉ xảy ra vào giờ cao điểm, sáng từ 6h30 đến 9h; chiều từ 17h đến 20h. Sáng sớm, nửa đêm không bao giờ ùn tắc; giữa trưa cũng ít khi ùn tắc. Vậy sao không tính toán khung giờ cho xe khách liên tỉnh ra vào Hà Nội hợp lý?

Tôi lấy làm lạ là trong các giải pháp chống ùn tắc, không thấy ai nói đến chuyện tính toán khung giờ. Tôi nghĩ đây mới là giải pháp quan trọng và hoàn toàn vận dụng có hiệu quả đối với xe liên tỉnh.

Tôi lấy ví dụ, xe khách giường nằm chạy đêm từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thường ra đến Hà Nội vào 4 đến 5h sáng. Lúc này, đường phố Hà Nội vắng tanh. Vậy tiếc gì không cho những xe đó trả khách ở bến Mỹ Đình? Sau 22h, lượng xe ở nội đô Hà Nội cũng không dày đặc nữa, vậy vẫn có thể cho những xe chạy về các tỉnh phía Nam đón khách ở bến xe Mỹ Đình được chứ?

Tôi hầu như chưa thấy vào giờ này trên đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến tắc đường. Đấy là chưa kể chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu là tiền để làm đường trên cao Pháp Vân – Mỹ Đình. Một trong những mục đích của tuyến đường trên cao là cho xe khách đi vào nội đô.

Giải quyết ùn tắc giao thông là ưu tiên của thủ đô Hà Nội. Cần phải áp dụng nhiều biện pháp để đạt được mục đích này. Nhưng xem ra cách điều chuyển hàng trăm xe chạy về các tỉnh phía Nam từ bến xe Mỹ Đình về bến xe nước Ngầm hơi cứng nhắc và thiếu khoa học.

Tôi nghĩ nên áp dụng biện pháp mềm dẻo và khoa học hơn là tính khung giờ ra - vào hợp lý cho một số xe. Điều này có lợi cho doanh nghiệp, hành khách mà không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng tắc đường ở Hà Nội.

Có thực sự chỉ vì lợi ích chung?

Trong ngày 30, 31/12/2016, hàng trăm xe khách đến và rời bến xe Mỹ Đình nhưng không đón khách. Đây là hành động không mấy đẹp đẽ, gây ra rất nhiều khó khăn cho hành khách. Nhưng tài xế và chủ doanh nghiệp cũng chẳng được lợi lộc gì. Họ buộc phải làm thế để thu hút sự chú ý của lãnh đạo, của xã hội, nhằm tìm ra cách giải quyết có tình, có lý. Ít ra thì các chỉ xe cũng đã phần nào đạt được mục đích của mình.

Chiều 31/12/2016, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức buổi đối thoại với 25 doanh nghiệp hoạt động tại bến xe Mỹ Đình. Những doanh nghiệp này buộc phải rời bến xe Mỹ Đình vào ngày 2/1 để về bến xe Nước Ngầm hoặc Giáp Bát.

Ý kiến chung của các nhà xe là: Việc điều chuyển khiến hàng chục ngàn lao động vận tải của tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… sống trong lo lắng, không yên tâm làm ăn. Họ muốn gặp gặp lãnh đạo thành phố Hà Nội và lãnh đạo Bộ GTVT để nói rõ tình hình và đề đạt tâm tư, nguyện vọng. 

Họ cho rằng, những lý do lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đưa ra để điều chuyển chưa thực sự thuyết phục. Bằng chứng là dịch vụ ở bến xe Nước Ngầm đắt gấp nhiều lần bến xe Mỹ Đình, trong khi hạ tầng lại thua kém. Đấy là chưa kể bến xe Nước Ngầm là bến xe tạm, lại nằm ở vị trí không hợp lý lắm.

Nhiều người đồng ý với chủ trương của Hà Nội vì mục đích là làm giảm ùn tắc giao thông. Đây chính là lợi ích chung của tất cả mọi người. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc điều chuyển này có thực sự góp phần làm giảm ùn tắc hay nó lại làm cho trầm trọng thêm?

Xin phân tích và suy xét cụ thể

Một số chuyên gia và các nhà lãnh đạo cho rằng cần điều chuyển các tuyến sao cho xe khách liên tỉnh không chạy xuyên tâm thành phố để tránh chồng chéo, xung đột. Ví dụ, xe chạy về các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ Anh, Hà Tĩnh… thì đón và trả khách ở các bến xe phía Nam Hà Nội là Nước Ngầm, Giáp Bát. Cách tổ chức như vậy là hợp lý, là khoa học, không cần phải bàn cãi nữa.

Tuy nhiên, các chuyên gia và các nhà lãnh đạo lại vô tình hay cố ý quên đi là hành khách đi xe không chỉ sống ở phía Nam thành phố, mà họ lại sống ở khắp nơi trong thành phố. Những người thường đi bến xe Mỹ Đình sống ở các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Nam, BắcTừ Liêm… Vậy họ cũng phải đi bằng phương tiện gì đấy để đến được các bến xe phía Nam chứ?

Nhiều người cho rằng, điều chuyển tất cả các xe chạy từ các tỉnh phía Nam, hiện đón và trả khách ở bến xe Mỹ Đình, về bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm không những không giảm tải, mà còn tăng tải. Thay vào chỗ một xe chở 50 người chạy 10 km, thì phải có 10 xe (taxi, xe máy) chạy tổng cộng 500 km. Như vậy là tăng đầu phương tiện trong nội đô chứ có giảm đâu?

Những người đi xe khách liên tỉnh hiện nay thường là những người chưa có thu nhập hoặc thu nhập thấp như sinh viên, công nhân, lao động tự do, những người về hưu… Đi xe khách giường nằm từ Hà Nội về Thanh Hóa mất khoảng 100.000 đồng, về Nghệ An khoảng 150.000 đồng, về Hà Tĩnh khoảng 200.000 đồng. Còn đi từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe Nước Ngầm, nếu đi taxi mất khoảng 150.000 đồng, xe ôm cũng phải mất 80 – 100.000 đồng.

Chỉ cần tính sơ sơ như vậy cũng thấy việc điều chuyển không chỉ gây khó khăn cho nhà xe, mà còn gây khó khăn, tốn kém cho hành khách. Vậy hãy đặt mình vào vị trí của nhà xe và hành hành để tìm ra giải pháp có thể chấp nhận được.

>> Xem thêm:  Văn hoá người đi xe buýt cao hơn văn hóa người đi máy bay

Hồ Bất Khuất

Video được xem nhiều:  Hàng nghìn người chen chúc như kiến vì kẹt xe Hà Nội

'Tốc độ 60 km/h trong đô thị sẽ giảm bớt kẹt xe '
Sài Gòn xén vỉa hè liệu có giảm kẹt xe?

Chia sẻ bài viết, video về giao thông của bạn  tại đây.

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây