Tôi năm nay 30 tuổi, nhưng có khoảng 20 năm thưởng thức dòng nhạc Bolero. Những ngày gần đây, tôi thấy nhiều người bàn luận về phát ngôn nhạc Bolero của ca sĩ Tùng Dương, nên cũng xin mạn phép được đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này.
Nếu cho rẳng "Bolero chỉ mang tính hoài niệm, không mang tính sáng tạo, phát triển nền âm nhạc. Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với Bolero thì đúng là một sự thụt lùi", điều này không sai. Vì hầu hết các bản nhạc Bolero mà chúng ta đang nghe và biết đến hiện nay đều có tuổi đời trên 40 năm, thậm chí còn bằng tuổi cha mẹ của tôi và nó không phản ánh được cuộc sống của thế giới phẳng.
Thế nhưng nó lại phản ánh được tình cảm của con người với quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa, đồng thời đem chất liệu dân ca và các chất liệu truyền thống vào nền tân nhạc đối với thời kỳ phát triển của Bolero cách đây hơn nửa thế kỷ. Vậy về cơ bản, Bolero cách đây nửa thế kỷ chính là một sự phát triển và sáng tạo của nền âm nhạc nước nhà khi đưa được các chất âm truyền thống vào tân nhạc.
Trong một phỏng vấn mới đây, ca sĩ Tùng Dương đã nêu rõ quan điểm của mình về Bolero. Theo đó, anh bày tỏ cái nhìn không mấy lạc quan khi cho rằng Bolero chỉ có giá trị về mặt hoài niệm và nếu người già, trẻ, lớn, bé đều đắm đuối với dòng nhạc này thì đó là sự thụt lùi trong âm nhạc.
(Xem thêm: Tùng Dương chê Bolero 'thụt lùi', Đàm Vĩnh Hưng khoe bán sạch vé )
Còn nếu nói về sự thụt lùi thì hiện nay các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang biểu diễn những tác phẩm có cách đây hàng trăm năm như “Khải Hoàn Ca” của Beethoven; “Bốn Mùa” của Vivaldi; “Serenade” của Schubert... cũng như duy trì âm nhạc truyền thống.
>>Chia sẻ bài viết của bạn về nhạc Bolero tại đây.
Tôi cần sự đánh giá đúng đắn của mọi người về góc độ này. Chắc mọi người đều nhớ đến bộ phim Tây Du Ký với bản nhạc mở đầu phim là “Thiên Đình Ca”, một bản nhạc không có lời và rất nhiều người nhớ đến giai điệu của nó.
Và gần đây, trong một chương trình truyền hình thực tế của Trung Quốc, ca khúc này đã được phối khí lại theo phong cách rap hip hop với tên mới là “Tề Thiên Đại Thánh”, còn nội dung được lấy theo các chi tiết trong nguyên tác. Đấy là một sự sáng tạo tuyệt vời đối với một chất liệu đã có 30 tuổi, đem lại cảm nhận mới mẻ cho người nghe...
(Xem thêm: Ai châm ngòi 'cuộc chiến Bolero' Tùng Dương - Đàm Vĩnh Hưng? )
Nguyên liệu cho sự sáng tạo của âm nhạc có nhiều từ các chất âm truyền thống, nhưng người mang được sự sáng tạo đến với công chúng phổ thông một cách gần gũi nhất thì không nhiều.
Ví dụ như nhóm nhạc Hằng Cái của Trung Quốc đã đem chất âm truyền thống của Mông Cổ với cây đàn đầu ngựa vào nhạc rock khiến người nghe cảm thấy gần gũi, hay như nhóm nhạc Nightwish và Within Temptation của thể loại Symphonic Metal với sự kết hợp giữa Metal Rock cùng các nhạc cụ khác, tạo nên âm hưởng thính phòng cho các bản Metal.
Sáng tạo đối với âm nhạc phải bắt nguồn từ âm nhạc chứ không phải bắt nguồn từ phong cách ăn mặc, tác phong biểu diễn. Chúng ta thưởng thức âm nhạc bằng đôi tai và cảm xúc qua nội dung bài hát...
Còn nhận xét về đích danh một ai đó thì thực sự tôi không có tâm tư, mong rằng đừng vì ham muốn đưa tên tuổi mình đi lên mà tạo ra các phát ngôn thiếu tôn trọng các bậc tiền bối trong làng nhạc.
>> Xem thêm: 'Hội chứng bolero đang khiến nhạc Việt bước lùi'
Gile BundVideo được xem nhiều: Sao lại để bé bốn tuổi hát Bolero 'Chuyện tình không dĩ vãng'?
Chia sẻ video, bài viết của bạn tại đây.
Nguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn