Luật sư Khanh, hiện làm việc tại Mỹ, chia sẻ với độc giả VnExpress bài viết về những vô lý nếu kết tội bác sĩ Hoàng Công Lương, trong vụ bệnh nhân tử vong vì chạy thận nhân tạo.
Vi phạm các quy định về khám chữa bệnh gây ra hậu quả nghiêm trọng cũng là một phần trong các vụ bức xúc về ngành y. Vụ chạy thận nhân tạo gây ra tai biến là một vụ việc điển hình, mà trong đó đã có một số người bị khởi tố. Nhưng vụ việc của bác sĩ Hoàng Công Lương, người bị khởi tố trong quá trình điều tra lại mang một màu sắc khác hẳn. Nó mang màu sắc của việc thiếu hiểu biết pháp luật.
Khi khởi tố dựa trên các tội danh thì có hai phần cần phải xem xét: một là hành động của người bị khởi tố, hai là sự liên quan giữa hành động đó và cái hậu quả khiến cho một vụ án xảy ra. Ở đây, điều một là việc bác sĩ Lương đã không nhận nước với văn bản bàn giao, điều hai là vụ tai biến chạy thận.
Giám đốc Bệnh viện Hòa Bình xin lỗi vì sự cố tai biến 18 người chạy thậnMối liên quan giữa hành động và hậu quả là nhân tố quyết định xem tội danh đó có đủ yếu tố để khởi tố chưa. Ai cũng biết là nếu bác sĩ Lương nhận bàn giao nước không có giấy tờ, nhưng không có vụ tai biến thì nhiều lắm là chỉ bị khiển trách vì làm không đúng quy trình. Còn trong trường hợp các y lệnh đã được đưa ra và có giá trị như văn bản thì bác sĩ Lương chẳng có tội lỗi gì cả.
Khi người ta xét mối liên quan giữa hành động và hậu quả thì câu hỏi sẽ là "Liệu hành động có mang tới hậu quả này không?". Nguyên nhân của một hậu quả có hai loại nguyên nhân: nguyên nhân đóng góp và nguyên nhân chủ yếu.
Nguyên nhân đóng góp là bất kỳ hành động nào có đóng góp một sự kiện dẫn tới cái hậu quả nghiêm trọng. Nếu cái hành động bị xem xét mà không xảy ra thì hậu quả cũng chẳng xảy ra. Trong vụ tai biến chạy thận này, có rất nhiều nguyên nhân đóng góp: ví dụ như là lịch chạy thận đã được lên như vậy, nếu lịch được lên lúc khác thì có lẽ số nước đó đã được mang đi nơi khác. Hay là nếu người giao nước lấy lô nước khác thì sẽ không xảy ra vụ này...
Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình trần tình sai phạm mua máy chạy thậnAi cũng thấy rằng nếu các hành động đó không xảy ra thì hậu quả sẽ khác, và ai cũng thấy luôn là truy tố người đem nước hay người xếp lịch sẽ rất vô lý: các hành động đó không phải nguyên nhân chủ yếu của vụ tai biến.
Trường hợp bác sĩ Lương cũng vậy: việc thiếu một tờ giấy bàn giao không phải là nguyên nhân chủ yếu của vụ tai biến. Nó thậm chí còn không phải là nguyên nhân đóng góp: nếu bác sĩ Lương đã nhận bào giao với tờ giấy đó thì nước vẫn nhiễm độc và người vẫn bị tai biến.
Còn nguyên nhân chủ yếu thì khác, nó phải là nguyên nhân chính và trực tiếp gây ra hậu quả. Ví dụ như một người chạy quá tốc độ đâm xe vào một người đi trên lề đường thì rõ là việc chạy quá tốc độ là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn. Còn việc tài xế sáng đó đi lấy xe từ chỗ sửa xe, nhưng quên chưa ký hoá đơn thì chả liên quan gì.
Trong vụ chạy thận này thì bác sĩ Lương chẳng phải là nguyên nhân chủ yếu. Nước dùng để chạy thận có chất độc, bác sĩ Lương không dính líu gì tới việc lọc nước, việc kiểm tra chất lượng, hay là việc kiểm tra các dụng cụ y tế có liên quan. Nói tóm lại, chuyện bàn giao nước với tờ giấy hay không chẳng hề thay đổi cái hậu quả thương tâm này.
Nước chạy thận tồn dư flo có thể gây ngộ độc như thế nàoCho nên bác sĩ Lương không nên bị khởi tố. Chỉ riêng việc bác sĩ Lương bị khởi tố đã không đúng với bất kỳ logic hình sự nào. Việc bàn giao nước mà thiếu một tờ giấy thì phải xử lý theo đúng bản chất của nó: nếu đó là vi phạm trong cơ quan thì xử lý theo kỷ luật cơ quan, nếu đó là một quy trình thông thường khi y lệnh qua điện thoại có thể chấp nhận được dù không có văn bản thì bác sĩ Lương không có tội lỗi gì cả.
Nếu một người làm sai quy trình mà gây hậu quả thì họ cần phải bị xử lý, còn cái hậu quả không do cái sai gây ra thì không thể xử lý. Sau cùng, người ta không nên bỏ qua những điều lệ thông thường trong làm việc. Nếu thường ngày y lệnh bằng miệng là đủ thì khi tai biến y lệnh đó cũng đủ để người nhận y lệnh không có tội lỗi.
Việc trị tội những người liên quan bằng cách bới lông tìm vết chỉ là một thói quen đổ lỗi. Nhiều người chỉ nghĩ tới cơn giận trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài. Cái hậu quả lâu dài sẽ không chỉ là tương lai của bác sĩ Lương, nó còn là cả một quy trình khám chữa bệnh đã cồng kềnh của Việt Nam nay lại phải còng lưng gánh thêm một đám giấy tờ, mà mục đích của chúng chỉ là để các bác sĩ không bị đổ lỗi.
>> Xem thêm: '15 mẹo chữa bệnh không cần dùng thuốc' hot trên mạng XH
KhanhVideo được xem nhiều: Hai đứa trẻ chạy xe máy đi mua bánh mỳ
Chia sẻ video, bài viết của bạn tại đây .
Nguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn