Vườn đẹp như tiên cảnh của mẹ Việt ở làng hoa nổi tiếng thế giới

Thứ năm - 11/08/2016 17:22

Vườn đẹp như tiên cảnh của mẹ Việt ở làng hoa nổi tiếng thế giới

Sống cùng gia đình nhỏ bên những cánh đồng hoa bất tận nổi tiếng thế giới ở Hà Lan, mẹ gốc Việt khiến nhiều người ghen tị với không gian sống đẹp như cổ tích.

Kết hôn cùng ông xã người Hà Lan từ gần 10 năm về trước, bà mẹ gốc Việt Lips Phạm hiện đang sinh sống cùng gia đình nhỏ tại Beemster - làng trồng hoa nổi tiếng của Hà Lan. Đây chính là ngôi làng được cả thế giới biết đến qua những bức ảnh cánh đồng hoa tulip bạt ngàn, đủ sắc màu trải dài tít tắp.

 

Beemster thuộc ngoại ô của thủ đô Amsterdam, cách Amsterdam 30km về phía Bắc, là làng nông nghiệp nổi tiếng với nghề trồng hoa và rau củ quả

Chị chia sẻ, người Hà Lan rất coi trọng không gian sống của gia đình, đặc biệt là khu vườn. Mỗi nhà đều sở hữu một diện tích vườn khá rộng với nhiều kiểu bố trí khác nhau. Được biết, vùng đất chị đang sống chính là đất tự nhiên của sông ngòi từ 400 năm về trước, đã được ngăn lại, hút nước ra và trở thành nơi canh tác hoa màu chính của nông dân Hà Lan. Được thiên nhiên ưu đãi nên đất và khí hậu nơi đây rất hợp để trồng trọt cây cối.

Sống giữa mảnh đất được mệnh danh là xứ sở hoa tulip, chị rất thích chụp hình cho con với cánh đồng hoa rực rỡ và thường xuyên đăng tải trên các trang mạng. Cũng bởi vậy, bà mẹ gốc Việt được đông đảo thành viên trong cộng đồng người yêu hoa biết đến và ưu ái gọi bằng cái tên “chị Líp” (hay Lips Pham).

 

Cậu con lai Việt Hà thường xuyên có mặt trong các bộ ảnh của mẹ

 

Hai mẹ con rất thích dạo chơi trên những cánh đồng hoa rực rỡ quanh làng

 

Chàng "mẫu nhí" luôn thu hút sự chú ý của độc giả với vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng

Muốn vườn nhà lúc nào cũng có hoa để ngắm, chị trồng so le các loại hoa của từng mùa và tận dụng mọi diện tích dù là nhỏ nhất. Trước cửa nhà là một giàn hồng leo tươi tốt trên cao, bên dưới là những cây cẩm tú cầu đủ loại. Khi hồng tàn cũng là lúc cẩm tú cầu ra hoa rực rỡ. Vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, cẩm tú cầu đến giai đoạn chuẩn bị ra lá thì sẽ có tulip ra hoa thay thế. Tulip tàn, chị lại cắt bớt cho để nhường chỗ cho cẩm tú cầu phát triển loạt hoa sau…

Khu vườn nhỏ rộng khoảng 50 mét vuông trước nhà gắn với khá nhiều kỷ niệm của gia đình chị. Vườn được chính tay người ông nội (bố chồng của chị) tự làm tặng bà, dựa theo câu chuyện cổ tích về hoàng tử Ếch và nàng công chúa. Khi dọn về đây ở, chị cùng chồng đã thay đổi khá nhiều để làm sân gạch cho con đạp xe, chơi đu quay, cầu trượt… Đến khi con lớn, vì tiếc và nhớ khu vườn ngày trước, chị lại hì hục trả mọi thứ về nguyên vị trí cũ và giữ nguyên phong cách châu Âu như ban đầu.

 

Buổi sáng, vườn được hứng khá nhiều nắng sớm chiếu vào những bụi hoa và vòm bàn trà

 

Không gian ngập sắc hoa rực rỡ mang đến cho gia đình chị những phút thư giãn khoan khoái, nhẹ nhàng

 

Khu vườn được thiết kế dựa theo cảm hứng từ câu chuyện cổ tích về chàng Hoàng tử Ếch

Vườn sau nhà rộng chừng 100 mét vuông là sân chơi dành cho cậu con trai của chị và góc uống cà phê chiều kiểu châu Á. Để nhắc nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ ở Việt Nam thời bao cấp, chị trồng nhiều loại hoa thân thuộc như thược dược, dơn, hoa sâm, cúc, mười giờ… Xung quanh vườn là những cây hồng thân đứng đủ kiểu dáng và chủng loại.

Ngoài ra, chị còn có thêm một mảnh vườn 100 mét vuông trồng dâu tây, nho đỏ và các loại rau được mang từ Việt Nam sang. Chị thường xuyên giữ lại hạt hoa của nhà và mót thêm hạt, củ ở những cánh đồng quanh làng gửi về Việt Nam tặng các đền chùa hay chia sẻ cho bạn bè cùng sở thích.

Vốn yêu hoa và thích thú với công việc trồng trọt, bà mẹ gốc Việt chia sẻ: "Tất cả các loại hoa trong vườn tôi đều yêu và trân trọng như nhau. Tôi có thể quên nhiều thứ, nhưng "tiểu sử" từng cây hoa như được mua ở đâu hay ai tặng, đặc tính ra sao và từng được chăm sóc thế nào... tôi đều nhớ rất rõ. Với khách đến chơi ngắm hoa, tôi có thể tặng họ rất nhiều món đồ nhưng riêng việc xin cắt mấy bông hoa để mang về cắm thì chắc chắn là không được rồi".

 

Bụi cẩm tú cầu hồng rực làm nổi bật góc uống cafe kiểu châu Á với vòm bàn trà màu trắng khá kiểu cách

 

Tháng 6, tháng 7 là thời điểm những bụi hồng leo thơm ngát nở rộ. Khi hồng tàn sẽ có những hàng tulip, oải hương ven bờ rào ra hoa vào tháng 7, tháng 8

 

Chàng mẫu nhí nhỏ tuổi cũng rất hào hứng giúp mẹ làm vườn, chăm sóc cây cối

 

Mảnh vườn 100 mét vuông bên nhà chị dành để trồng dâu tây, nho đỏ và các loại rau được mang từ Việt Nam sang

 

Chị thường xuyên đi mót củ hoa tulip và hạt giống các loại cây gửi về Việt Nam tặng các đền chùa hay chia sẻ cho bạn bè cùng sở thích

 

Chị bắt đầu làm vườn từ 4 năm về trước và luôn thích sưu tầm đủ loại hoa nhiều màu sắc

 

Để trồng được những giàn hồng chi chít bông đẹp mắt, chị phải thường xuyên xịt nước rửa bát pha loãng để diệt các loại côn trùng có hại, giữ cho cây tươi tốt

 

Chị thường ngắt những bông hoa tàn phơi khô để mùa đông đốt nến và đun nước hoa hồng làm nước tắm

 

Các loại hồng thơm được trồng ngay cạnh vòm bàn trà, mang lại cảm giác rất dễ chịu cho chị và các thành viên trong gia đình

 

Cứ mỗi khi vào mùa xuân (tháng 2, tháng 3) là khu vườn lại ngập các sắc hoa sặc sỡ

 

"Ông xã người Hà Lan đã tặng cho tôi cùng các con một cuộc sống như trong mơ, một ngôi nhà ấm cúng và khu vườn do tôi tự thiết kế, miệt mài chăm bón" - chủ vườn chia sẻ

 

Bà mẹ gốc Việt rất thích không khí thanh bình, trong lành của ngôi làng hoa nổi tiếng Hà Lan

 

Vào mùa, những cánh đồng hoa lại rộ lên sắc màu rực rỡ của những luống hoa trải dài tít tắp

Ảnh: NVCC

Ghen tị vườn rau, trái khủng của mẹ Việt ở Malaysia

Nhà sang ở Singapore của mẹ Việt tuổi 30 trẻ như thiếu nữ

Mẹ Việt ở Hungary quý hoa hồng hơn cả kim cương

Mẹ Việt kể chuyện tủ lạnh buộc dây, xây cột ở Nhật Bản

Mẹ Việt ở Đức tiết lộ bí quyết trồng quỳnh trăm hoa

Ngôi nhà ba mẹ Việt xây tặng con nổi bật trên tạp chí Mỹ

Nguồn tin: www.eva.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây