Vừa mãn nhãn, vừa có rau gia vị, thảo mộc để ăn, lại thêm cả mùi thơm dễ chịu giúp giảm bớt muỗi... Vậy còn chần chừ gì nữa mà bạn không trồng 6 loại rau thơm, thảo mộc này nhỉ?
Không tốn nhiều công chăm sóc, không cầu kỳ cần nhiều đất, không cần nhiều ánh sáng... đó chính là ưu điểm của 6 loại rau thơm và thảo mộc được Ngon Sạch Lạ tư vấn dưới đây:
1. Tía tô
Rau tía tô là loại cây gia vị không thể thiếu trong gia đình. Thậm chí, chúng còn được xem là cây thuốc quý. Tía tô đất là một loại rau thơm phổ biến và được dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Tía tô đất có thể dùng để ăn sống hoặc làm gia vị nấu nhiều món ăn khác nhau.
Đầu tiên, chọn một cành tía tô đất xanh non, khỏe mạnh. Bạn cần vặt bỏ hết các lá phía dưới và chỉ để lại hai lá non trên cùng. Sau đó, dùng kéo cắt một đoạn dài khoảng 5 - 7 cm tính từ lá xuống gốc. Tiếp đó, bạn ngâm cành vừa cắt vào bát nước sao cho ngập khoảng 3/4 cành và để ở nơi nhiều sáng. Chỉ trong vòng từ 3-4 tuần, rễ cây tía tô đất bắt đầu phát triển.
Khi rễ cây đã mọc dài từ 8 - 10 cm là đủ khỏe để trồng ra đất. Trước khi trồng, chúng ta cần ngắt bớt lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây phát triển nhanh.
Chậu tía tô đất sẽ phát triển tốt và cho lá liên tục. Từ lúc bắt đầu trồng trong bát đến lúc bắt đầu thu hoạch lá khoảng 2.5 tháng.
2. Sả
Sả vừa là một loại rau gia vị thơm ngon, vừa tạo ra mùi hương có tác dụng xua đuổi muỗi cực kỳ hiệu quả. Chính vì vậy mà việc trồng sả tại nhà sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích không ngờ.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị vài nhánh sả tươi còn nguyên gốc, một vào chiếc cốc hoặc lọ đựng hay có thể dùng chậu hoa để làm nơi trồng. Bạn tiến hành cắt bỏ bớt phần ngọn của nhánh sả rồi ngâm các nhánh sả vào bên trong chiếc lọ sạch. Sau đó, để chúng ở nơi thoáng khí, mát mẻ và cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Sau khi ngâm được 2 ngày, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những đoạn rễ bắt đầu nhú ra từ các nhánh sả. Bạn vẫn tiếp tục ngâm như thế trong khoảng 1 tuần nữa thì các nhánh sả sẽ đâm lá tươi tốt.
Vẫn tiếp tục ngâm sả trong nước sạch, cứ cách vài ngày lại thay nước một lần để đảm bảo sả không bị úng thối. Và sau khoảng 2 tuần, các nhánh sả sẽ được "trang bị" đủ rễ và lá để có thể phát triển như bình thường trên đất. Khi ấy, bạn có thể thực hiện ngay cách trồng sả tại nhà đơn giản rồi nhé.
3. Rau mùi
Rau mùi (hay còn gọi là ngò rí), được trồng khắp nước để lấy rau ăn. Loại rau này được dùng ăn sống hoặc làm gia vị để tăng phần món ăn ngon và hấp dẫn.
Rau mùi là cây dễ chăm sóc và khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Tuy nhiên, rau mùi nên được tưới nước thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển nhanh.
Khi được khoảng 7 đến 12 ngày thì cây sẽ nhanh mọc, hãy hòa phân với nước để tưới, lưu ý cần tưới thật nhẹ nhàng để không bung gốc và không bị dập nát khi cây mới mọc. Chăm chỉ làm cỏ để cây được thông thoáng, loại bỏ đi những loại cỏ làm cản trở quá trình sinh trưởng của cây.
Loại rau này có mùi thơm dễ chịu, được ăn sống hoặc làm gia vị trong nhiều món ăn ngon. Loại rau này khá dễ trồng nên bạn đừng bỏ qua trong khu vườn của mình nhé.
4. Húng bạc hà
Rau húng bạc hà là một trong những loại rau gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình người Việt. Loại rau gia vị này thường được thêm vào các món xào, nộm hoặc canh chua… giúp cho món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn. Ngoài ra, nó còn được xem như vị thuốc quý.
Rau húng bạc hà có mùi thơm the mát đem lại cảm giác thư thái cho con người nhưng lại là ác mộng với các loài muỗi, kiến, gián, ong... Bạn nên trồng quanh nhà một vài bụi húng bạc hà để làm nhiệm vụ đuổi muỗi và các loại côn trùng gây khó chịu.
5. Thì là
Để thì là phát triển tốt cần trồng đúng thời vụ. Thì là là loại cây ưa nắng nên khi trồng, bạn nên chọn vị trí có thể có ít nhất 5 giờ nắng giúp không khí lưu thông và luôn giữ cho đất ở bề mặt chậu được khô thoáng.
Hạt giống thì là trước khi gieo nên phơi ngoài nắng nhẹ, để 1 đêm, hôm sau đem gieo. Thì là có thể mọc khắp nơi ở nước ta, nhưng thường thích đất tươi xốp, ít bị chua và mặn. Thường làm đất để gieo thẳng hạt vào luống.
Rau thì là khi đủ phân thường có màu xanh đậm, lá sum suê, nếu thấy lá có màu xanh nõn chuối chứng tỏ thì là thiếu phân, cần bón thúc để cây sinh trưởng tốt. Nhìn chung thì là ít bị sâu bệnh phá hại vì vậy bình thường không nên dùng thuốc sâu để phun xịt.
6. Húng quế
Húng quế hay còn gọi là rau húng thơm thường được dùng ăn kèm với nhiều món ăn và có tác dụng chữa một số bệnh thông thường. Không chỉ có vậy, tinh dầu của cây húng thơm cũng có thể giúp phòng chống muỗi hữu hiệu cho cả gia đình bạn.
Để trồng húng quế có hai cách là giâm cành hoặc trồng bằng hạt.
- Trồng bằng cách giâm cành : Giâm húng quế bằng cách cắt lấy một đoạn đầu ngọn còn non dài khoảng 7 - 9cm rồi bỏ hết các lá thấp phía dưới và để lại 2 lá mầm trên cùng. Sau khi ngắt lá, đặt cành húng quế vào một bát nước sạch và để ở cửa sổ nhiều nắng. Sau hai tuần kể từ khi cắt, rễ tiếp tục phát triển.
- Trồng bằng hạt: Trồng theo cách 1 và sau khi cây lên nhiều và lại gieo thêm hạt nữa. Mua đất trồng rồi chuyển cây trồng thủy canh sang thổ canh bằng cách bỏ vào chậu.
Trồng húng quế ra đất. Chỉ sau vài tuần, húng quế sẽ phát triển cực kì nhanh chóng. Thậm chí, nếu bạn cắt ngọn trên để ăn, vài ngay sau từ đó sẽ mọc ra 2,3,4 nhánh khác.
>>> Tin đọc nhiều: Xuýt xoa vườn cây trái trĩu giàn trên sân thượng của ông bố Thủ đô |
Mùi thơm hăng hăng, cay cay của rau húng là nỗi khiếp sợ của loài muỗi. Loại cây này ưa ánh sáng, ưa ẩm và chịu được hạn nên khá dễ trồng. Và cũng giống bạc hà hay sả, cây húng thơm còn là cây gia vị quen mặt với các gia đình Việt bởi thế trồng húng thơm trong nhà, bạn không chỉ chống được muỗi mà còn có thêm rau thơm sạch để thưởng thức.
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn