Với việc khẳng định Phong thủy chính thống là một môn khoa học, nhà phong thủy Qúy Hải, người bài viết này nêu quan điểm rằng Phong thủy chính thống không liên quan gì đến mê tín, thờ cúng hay tôn giáo. Mỗi người đều có niềm tin riêng cho bản thân mình.
Tác giả cũng cho rằng Phong thủy chính thống vẫn không thể tách rời khỏi yếu tố văn hóa hay niềm tin của mình. Việc sử dụng Phong thủy chính thống đơn thuần chỉ mang lại lợi ích cho bản thân, giúp đỡ bản thân, và tận dụng những luồng khí tốt có sẵn trong tự nhiên. Và khi chúng ta không nhập nhằng giữa tâm linh và Phong thủy, thì cả hai có thể tồn tại song song nhau như thực tế, và giúp chúng ta có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Phong thủy không phải là “mê tín dị đoan”
Trong một thời gian dài, Phong thủy bị xem là mê tín dị đoan, là “tà giáo”, là lừa bịp,... Ngày nay, suy nghĩ của người phương Đông và phương Tây đã thay đổi theo hướng tích cực hơn nhưng còn rất nhiều người vẫn chưa công nhận Phong thủy là một bộ môn khoa học.
Vậy thực chất Phong thủy là cái gì? Đó là một môn khoa học ứng dụng, hay chỉ là một sự giả tạo, hay chỉ đơn giản là niềm tin?
Từ “Khoa học” có nguồn gốc từ tiếng Latin “scientia” có nghĩa là “kiến thức”. Theo Wikipedia, khoa học đơn giản là “bất kỳ một lĩnh nào cung cấp kiến thức một cách có hệ thống”. Vậy, Phong thủy cổ điển có đáp ứng được những gì được đề cập trong định nghĩa này hay không?
Bây giờ tôi sẽ cùng các bạn thử xem xét quy trình, chu trình những nhà khoa học đưa ra những kết luận mang tính khoa học như thế nào? Họ làm các thí nghiệm, quan sát kết quả, làm lại thí nghiệm, nếu cần thiết để đảm bảo kết quả là giống nhau giữa các lần thí nghiệm, sau đó họ ghi chép lại quá trình thí nghiệm và kết quả đạt được. Bạn có thấy rằng, trong bất kỳ một ngành khoa học nào, thành tố quan trọng nhất cũng là sự quan sát, thực nghiệm,…
Phong thủy được hình thành như thế nào?
Trước tiên, việc Phong thủy cổ điển là một lĩnh vực nghiên cứu có hệ thống, nghĩa là có những hình mẫu cơ bản, nguyên tắc cơ bản như Ngũ hành, Âm dương, Hà đồ (Tiên thiên bát quái), Lạc thư (Hậu thiên bát quái),.... Các kiểu mẫu này ngoài Phong thủy còn được ứng dụng vào rất nhiều bộ môn siêu hình khác. Có những bằng chứng thực nghiệm, quan trọng hơn hết là đã được ghi chép từ trước đến nay mà không phải là những mẫu chuyện được thêu dệt nên. Bằng chứng là những tài liệu ghi chép từ thời nhà Đường, như các trước tác của Dương Quân Tùng (Dương Công) như Thanh Nang Áo Ngữ; Thiên Ngọc Kinh; Ngọc Xích Kinh; Táng Thư,.. khẩu truyền các bí quyết Tầm long - Điểm huyệt - Lập hướng, Thu sơn xuất sát, Tiêu sa nạp thuỷ, Điên điên đảo, Việt Nam có Địa lý Tả Ao,…và những kinh nghiệm cổ điển được phát thảo trong những tài liệu cổ điển khác. Trong Phong thủy cổ điển, không chỉ lưu truyền các thế đất, các nguyên lý về khí, mà còn có các bản vẽ của núi non và nước. Những khái niệm từ xưa về Phong thủy vẫn không hề thay đổi cho đến ngày nay và cả trong tương lai. Mỗi khái niệm luôn đi kèm với những lý giải hợp logic.
Phong thủy là một bộ môn khoa học siêu hình có phương pháp rõ ràng dựa trên nguyên lý Âm dương, Ngũ hành, và việc sử dụng phương hướng để tác động lên các khí có trong tự nhiên. Trong Phong thủy chỉ có môi trường, không có Phật hay Chúa hay Thần thánh. Nếu quan sát các bạn sẽ nhận ra rằng tất cả những bộ môn từ Y thuật, Võ thuật, Kinh dịch, Thuật số,… Những bộ môn này đều dựa trên lý thuyết Âm dương và Ngũ hành, trong những tài liệu viết cổ từ thời nhà Đường đến nhà Minh, không chứa đựng bất kỳ một yếu tố nào có liên quan đến tôn giáo, hay có bất kỳ một đề cập nào liên quan đến việc bạn phải phó mặc số phận của bạn vào một vật thể hay hình tượng nào đó, và càng không yêu cầu người làm Phong thủy phải thờ cúng bất kỳ cái gì, cũng như dùng gương bát quái để hóa giải sát khí. Việc nhìn nhận Phong thủy là sự mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo của một người hay là sự chấp nhận niềm tin tôn giáo trước khi ứng dụng về cơ bản rõ ràng đã không đúng.
Trong việc ứng dụng Phong thủy cổ điển, việc sử dụng những phương pháp hóa giải là việc tuân theo, và nếu có diễn ra thì đều có liên quan đến 5 nguyên tố của ngũ hành: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Thực hành Phong thủy từ xưa đã không cần đến việc đặt những vật dụng vào nhà, hay chọn màu hợp phong thủy để sơn nhà, và tất nhiên là không cần thiết phải nhét vào góc nhà những vật dụng mang tính chất linh thiêng. Phương pháp hóa giải hay điều chỉnh hiệu quả nhất cho một người đó là sử dụng Khí tự nhiên thông qua việc nương theo, thay đổi dòng khí hay tận dụng những vị trí chiến lược để đón nhận được dòng khí tốt.
Phong thủy không liên quan đến thờ cúng
Thêm nữa, Phong thủy là việc sử dụng không gian và thế đất bằng cách tận dụng những gì tự nhiên và những gì sẵn có trong môi trường của con người, tận dụng những điều sẵn có, những nguồn năng lượng đang tồn tại trong môi trường tự nhiên. Phong thủy còn chú trọng đến nhân tố Thời gian, Con người, Phương hướng, và Địa điểm của đất, nhà, hay tài sản của người sử dụng. Và những bộ môn khi thực hành không chú trọng đến tất cả những yếu tố trên hay ngược lại, chú trọng đến những tục lệ thờ cúng, kính bái đều không phải là Phong thủy cổ đại.
Tuy nhiên, không phải sự quan sát nào cũng được củng cố trở thành một nguyên lý Phong thủy sau này. Một vài trong số đó đóng vai trò như một phép thử để đưa ra những kết luận chính xác hơn. Cho đến đầu những năm 1900, Phong thủy chỉ được sử dụng cho hoàng gia. Vì vậy, các nghiên cứu thường kéo dài liên tục qua nhiều đời. Chính việc này đã cho phép các nhà phong thủy quan sát một cách tỉ mỉ và liên tục những thực nghiệm và đưa ra kết luận giúp phát triển bộ môn khoa học này. Các sách và học thuyết Phong thủy hiện đại chỉ điều chỉnh lại dựa trên những gì còn lưu truyền lại cho phù hợp với thế giới hiện đại. Và sự nghiên cứu kế thừa, sự phát triển không ngừng của Phong thủy hiện đại dựa trên nền tảng Phong thủy cổ điển không khác gì so với những môn khoa học khác. Nếu chỉ nhìn nhận khoa học là Vật lý, là hóa học, là địa lý hay một bộ môn nào đó nói riêng, thì đó mới chỉ là cách nhìn hạn hẹp về khoa học. Khoa học chứa đựng trong nó ngành khoa học xã hội như Nhân loại học, Xã hội học; ngành khoa học trắc địa như Địa lý; Môi trường học và các ngành khoa học ứng dụng như cơ khí, khoa học máy tính, công nghệ và tâm lý,…
Ngày nay, những bộ môn siêu hình được xem là lập dị, huyền bí. Nhưng không chỉ Phong thủy có tính chất siêu hình mà những bộ môn đáng tôn kính của văn hóa phương Tây đều có tính siêu hình. Aristotle là một trong những nhà tư tưởng siêu hình nổi tiểng, ngoài ra còn có thể kể đến Rene Descartes và Allbert Einstein. Người Trung Hoa, kể cả các nhà khoa học với tư tưởng triết học, xem Phong thủy và 05 bộ môn nghệ thuật của Trung Quốc là những bộ môn siêu hình. Bát tự, Phong thủy, Nhân tướng, Kỳ môn độn giáp vì tất cả những bộ môn này đều xuất phát từ nhu cầu xa xưa của người Trung Quốc muốn tìm hiểu về số phận, vũ trụ, nhân dạng, chiến thuật quân sự và hầu hết những nhu cầu này đều có tính chất siêu hình và triết học.
Nhiều người vẫn còn hoài nghi và cho rằng “Khí” không tồn tại hoặc không thể đo lường được các “Khí” trong Phong thủy, nên không thể xem bộ môn này là khoa học. Đây cũng là một quan niệm không đúng! Vậy chúng ta hiểu việc mà trước khi Micheal Faraday giải thích sự liên quan giữa điện và từ trường. Điện và từ trường vào thời điểm trước đó cũng không thể đo lường một cách định lượng được. Điều này không có nghĩa là từ trường và điện không tồn tại trước đó. Giống như vậy, kính hiển vi điện tử đã giúp khai phá ngành vi trùng, vi rút học, điều đó không có nghĩa là trước khi kính hiển vi xuất hiện không có vi trùng và vi rút. Nếu các bạn vẫn cho rằng “Khí” không tồn tại, vậy các bạn giải thích thế nào cho các hiện tượng sau đây: Tại sao trái cây, hoa quả, cây xanh, cây hoa trồng những nơi khác nhau có sự khác nhau?; Hoặc tại sao trái cây, hoa quả trồng trái mùa vụ, trái vùng địa lý sẽ có hương vị khác nhau? Thêm nữa, sữa, thực phẩm chức năng được tổng hợp rất đầy đủ vitamin, khoáng chất,..nhưng vẫn không thể thay thế được sữa mẹ, thực phẩm trồng trọt tự nhiên, và trong dân gian thường nói: “ Địa linh nhân kiệt” cũng mang hàm ý đất tốt, phong thủy tốt sẽ có người tốt, người tài.
Từ đó có thể kết luận rằng khi phát sinh nhu cầu tìm hiểu thì tất cả mọi thứ trên thế giới này đều có thể được đo lường được bằng cách này hay cách khác, công cụ này hay công cụ khác. Vì vậy, “Khí” trong Phong thủy cũng có thể đo lường được. Vấn đề còn lại là dùng dụng cụ hay thiết bị gì để thực hiện công việc này. Người Trung Hoa đã có dụng cụ để đo lường khí trong Phong thủy đó là hệ thống Lịch ( âm dương), La bàn (La kinh), và kỹ năng quan sát. Ngày nay chúng ta có thể sử dụng công cụ hỗ trợ trong việc tìm kiếm địa điểm tiên tiến hơn như Google Earth hoặc Google Map hoặc sử dụng la bàn điện tử, và công thức tính theo phương pháp phi tinh (phương pháp tính quỹ đạo khí) cũng có thể được tính toán tự động bằng các thiết bị điện tử, lập trình bằng máy tính nếu bạn muốn. Tôi thấu hiểu và cảm thông khi nhiều người vẫn còn hoài nghi bộ môn phong thủy, vì nó có nguồn gốc quá lâu đời, tư liệu gốc thất lạc nhiều, đồng thời trong quá trình truyền bá, thực hành đã bị huyễn hoặc, thần thánh hóa, do sự không đồng nhất trong truyền đạt lý thuyết (chân và ngụy) chân truyền hay không chân truyền, giấu bí kíp,… Màu sắc đó được dân gian truyền miệng nhau: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Phong thủy là Khoa học và nghệ thuật
Phong thủy không chỉ là một môn khoa học mà còn mang tính nghệ thuật. Vì nghệ thuật trong khoa học chính là việc chọn phương pháp, kỹ thuật thích hợp để áp dụng trong một trường hợp cụ thể và những trường hợp nào không được áp dụng những kỹ thuật hay phương pháp trên. Và cũng vì là khoa học nên Phong thủy có những quy tắc và công thức chung. Tuy nhiên, việc chọn quy tắc hay công thức nào là tùy vào sự quan sát, diễn giải, và đánh giá từng trường hợp cụ thể, đây chính là tính nghệ thuật trong Phong thủy, ví dụ như mỗi một nơi có tính chất môi trường khác nhau, thế núi, thế nước khác nhau sẽ sử dụng những quy tắc cụ thể khác nhau phù hợp với thế núi, thế nước và môi trường, đó chính là nghệ thuật. Tuy nhiên tất cả những quy tắc hay nghệ thuật đều xoay quanh nguyên lý âm dương và ngũ hành.
Ngày nay, nhiều người công nhận Phong thủy là một môn khoa học ứng dụng hơn là một môn khoa học đơn thuần. Tôi cũng hy vọng nó sẽ được mọi người công nhận là khoa học ứng dụng, để việc phổ cập, phổ biến rộng rãi những kiến thức chính thống nhiều hơn nữa trong giới học thuật và người thực hành giống như cách người phương Tây phổ biến tất cả học thuật để mọi người cùng học tập, hiểu biết thấu đáo, bởi việc xem đây mới là bí kíp, hay đây mới là chân truyền, thì nó sẽ tiếp tục lạc hậu so với các ngành khoa học khác. Chúng ta nên có kiến thức phong thủy, vì Phong thủy cũng có thể cung cấp cho người ứng dụng một công cụ mà qua đó có thể giúp họ cải thiện được chất lượng cuộc sống như sức khỏe, sự giàu có, và cả mối quan hệ xã hội.
Ngoài ra, bộ môn khoa học này có cơ sở để đảm bảo rằng nhà cửa, văn phòng, nơi làm việc, và môi trường sống nói chung sẽ làm thuận lợi cho những mục tiêu và nỗ lực của con người. Và khi chúng ta không nhập nhằng giữa tôn giáo và Phong thủy, thì cả hai có thể tồn tại song song nhau như thực tế, và giúp chúng ta có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Vận may không tốt cần ngó lại phong thủy 8 đại kị phong thủy khu vực bàn ăn cần tránh Phong thủy tránh mẹ chồng - nàng dâu khắc khẩu Vận trình cuộc đời theo phong thủy để tránh hao tài, tốn của Những vật phẩm phong thủy đã mua phải biết dùng đúng cách |
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn