Nụ tầm xuân có tên khoa học là Salix caprea, thực chất là loài thực vật thuộc chi Liễu (Liễu tơ), đó là bởi trên mỗi nụ hoa đều xuất hiện những lông tơ nhỏ óng ánh và mềm mại như nhung. Sở dĩ cây được gọi tên là nụ tầm xuân đó là bởi trên mỗi cành cây xuất hiện rất nhiều nụ hoa mọc dưới các nách lá cùng với các chồi non nhú ra liên tục. Ngoài ra lá của cây mọc sau cả khi nụ hoa đã nở, do đó loài cây này là dấu hiệu cho thấy “mùa xuân đã về”.
Hình ảnh nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân là loài thực vật lưỡng tính, mọc bụi, trong đó hoa đực sẽ nở sớm hơn và bám đầy bụi phấn màu vàng, còn hoa cái sẽ nở muộn hơn dưới dạng các nụ hoa trên cành có màu trắng xám. Nụ tầm xuân có nhiều màu sắc khác nhau khá rực rỡ như đỏ, trắng, vàng, hồng,... cành hoa nếu được chăm sóc tốt có thể chơi được rất lâu và tô điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn.
Tại sao vào ngày Tết, người người lại lựa chọn loài hoa này để cắm trang trí, bên cạnh những chậu Đào, chậu Mai? Đó là bởi những giá trị ý nghĩa sau đây:
- Nụ tầm xuân có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau mang đến ý nghĩa cho sự may mắn, phú quý và thịnh vượng cho gia chủ.
- Số lượng nụ hoa rất nhiều trên cùng một cành đại diện cho sự trường tồn, sinh sôi nảy nở, nghị lực mạnh mẽ.
Chính vì những ý nghĩa như vậy mà rất nhiều người lựa chọn nụ tầm xuân để cắm trang trí mỗi dịp Tết đến xuân về. Đặt bình nụ tầm xuân bên cạnh những chậu hoa Tết khác trong nhà, chắc chắn gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi cho công việc.
Nụ tầm xuân rất được ưa chuộng để cắm vào dịp Tết
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Nụ tầm xuân: khoảng 10 cành
- Xơ dừa (để làm tổ chim)
- Dây thép (để buộc cố định)
- Băng dính
- Dao, kéo, kìm bấm, xốp trắng, màu vẽ,...
Cách cắm nụ tầm xuân:
- Bước 1: Bạn dùng xốp trắng để tạo hình thành những chú chim non và quả trứng, sau đó dùng màu vẽ để tô màu cho sinh động.
- Bước 2: Dùng xơ dừa cuộn tròn để tạo hình tổ chim với kích thước nhỏ vừa phải. Dùng băng dính và dây thép để cố định xơ dừa sau khi cuộn.
- Bước 3: Lấy các cành nụ tầm xuân luồn cẩn thận và nhẹ nhàng xung quanh xơ dừa để tạo hình tổ chim hoàn chỉnh. Lưu ý nhẹ tay để không bị gãy cành, sau đó dùng băng dính hoặc dây thép để cố định lại cho chắc chắn.
- Bước 4: Đặt các quả trứng giả và chim đã được tạo hình bằng xốp vào trong tổ để trang trí là bạn đã hoàn thành cách cắm nụ tầm xuân vô cùng độc đáo này rồi.
Cách cắm nụ tầm xuân dạng tổ chim
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Nụ tầm xuân: 50-100 cành (tùy số lượng với các màu sắc khác nhau)
- Bình hoa: Chọn cho phù hợp với chiều dài của các cành hoa
- Vài nhánh hoa, lá để trang trí
- Dao, kéo, mút xốp, ruy băng trang trí,...
Cách cắm nụ tầm xuân:
- Dùng kéo cắt ngắn các cành nụ tầm xuân sao cho có chiều cao phù hợp khi cắm trong bình hoa.
- Dùng dao cắt mút xốp sao cho có thể đặt vừa vào bên trong bình hoa, sau đó cố định mút xốp bằng keo dán hoặc băng dính. Lưu ý chỉ dùng xốp khô khi cắm chứ không dùng mút xốp ngậm nước.
- Cắm những cành nụ tầm xuân có dạng thẳng đứng vào chính giữa mút xốp để làm trung tâm. Sau đó cắm các cành cong hơn và thấp dần ra xung quanh để tạo cảm giác mềm mại cho bình hoa. Cắm đến khi hết số cành đang có.
- Dùng ruy băng trang trí và các nhánh hoa để trang trí xung quanh miệng bình hoa nhằm che đi miếng mút xốp và tăng thêm tính thẩm mỹ cho bình hoa.
Cách cắm nụ tầm xuân phát tài phát lộc
Nụ tầm xuân là loại cây có thể dùng được rất lâu kể cả sau khi đã kết thúc kỳ nghỉ Tết. Nếu bảo quản tốt, thậm chí cây có thể tồn tại đến nửa năm. Sau đây là cách giữ cho nụ tầm xuân được tươi lâu và bền đẹp:
- Sau khi mới mua nụ tầm xuân về, tuyệt đối giữ cho cây không tiếp xúc với nước.
- Đặt nụ tầm xuân tại những nơi có gió, thoáng mát và phải để khô, kể cả khi cắm vào mút xốp đặt trong lọ hoa.
- Với những cành nụ tầm xuân được nhuộm màu cho đẹp mắt, cần tránh cho cành hoa bị đọng nước hoặc đặt ở những nơi ẩm có thể khiến làm phai mất màu của cành hoa.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/huong-dan-cach-cam-nu-tam-xuan-ngay-tet-don-gian-va-d...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn