Đề xuất giảm thuế cho dự án nhà ở thương mại dưới 75m2

Thứ sáu - 11/11/2016 15:41

Đề xuất giảm thuế cho dự án nhà ở thương mại dưới 75m2

VNREA đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện một số cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển nhà ở thương mại có diện tích nhỏ (căn hộ chung cư dưới 75 m2), giá bán thấp (dưới 15 triệu đồng/m2).
(Ảnh minh hoạ).

p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 13.0px 0.0px; font: 13.0px Helvetica} span.s1 {text-decoration: underline ; color: #9e4a2f}

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa có văn bản trình Quốc hội báo cáo kết quả Đại hội nhiệm kỳ IV và một số đề xuất về thị trường bất động sản.

Tại văn bản này, VNREA cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đang phục hồi mạnh mẽ và góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội. Các biểu hiện nổi bật đó là tính thanh khoản tốt, các giao dịch bất động sản tăng ổn định và đặc biệt tăng về chất lượng, giá trị các giao dịch, tín dụng bất động sản dao động ở mức 8,5% tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng là hợp lý, nợ xấu giảm mạnh và ổn định.

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh, các dự án được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các phân khúc, kết quả của chính sách hỗ trợ của nhà nước từ gói 30.000 tỷ đồng đã tác động mạnh mẽ đến thị trường và cung cấp cho hàng vạn gia đình có nhà để ở…

Tuy nhiên, VNREA thừa nhận rằng, thị trường gần đây xuất hiện những dấu hiệu tiềm ẩn các nguy cơ tiêu cực cho thị trường bất động sản như cơ cấu hàng hoá mất sự cân đối trong khi nhu cầu của đại bộ phận người dân là nhà ở phân khúc trung bình và thấp thì trên thị trường hầu hết các dự án lại cung cấp hàng hoá bất động sản là nhà ở cao cấp, thiếu hàng hoá có giá bán thấp, phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân có nhu cầu nhà ở, tại TP Hà Nội và TP.HCM rất ít căn hộ chung cư mới có giá bán dưới 20 triệu đồng/m2.

Tình trạng phát triển ồ ạt các dự án, đặc biệt tại các thành phố lớn mà không căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương tại từng thời điểm. Việc phát triển các nhà ở xã hội chững lại do nguồn vốn hỗ trợ cũng như việc các chính sách có liên quan đến nhà ở xã hội chưa được giải quyết triệt để hoặc đáp ứng phù hợp với thực tiễn.

Cuối cùng là hệ thống thông tin, dữ liệu thị trường bất động sản vẫn chưa được cải thiện, các dự báo về thị trường thiếu và không sát thực tế ảnh hưởng đến sự điều hành của Chính phủ và các quyết định của chủ đầu tư trở nên thiếu chính xác và nhiều rủi ro.

“Đây là những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng của thị trường bất động sản giai đoạn 2009-2013 mà chúng ta đã rút ra và có những điều chỉnh. Tuy nhiên, chính sách điều chỉnh đó không được tiếp tục duy trì và kiểm soát phát triển một cách hiệu quả dẫn đến có nhiều rủi ro cho thị trường”, báo cáo nêu rõ.

Theo đó, VNREA đã đề xuất một số các giải pháp như xem xét và thúc đẩy việc bố trí nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, kiên trì thực hiện chính sách tại Luật nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại khu công nghiệp.

Các bộ, ngành liên quan và Ngân hàng Nhà nước điều tiết tín dụng hợp lý, tránh tập trung tín dụng quá lớn vào một số phân khúc hoặc một số chủ đầu tư. Đảm bảo chính sách nuôi dưỡng và phát triển phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại trung bình, thấp.

"VNREA đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện một số cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển nhà ở thương mại có diện tích nhỏ (căn hộ chung cư dưới 75 m2), giá bán thấp (dưới 15 triệu đồng một m2). Các cơ chế đề xuất gồm có giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn đầu tư đồng thời có sự phân biệt về thuế, tiếp cận đất đai, tiếp cận nguồn vốn giữa các dự án nhà ở thương mại cao cấp và nhà ở thương mại giá thấp", VNREA cũng kiến nghị.

Phương Dung

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây