Mặc dù lan long tu khỏe mạnh, ít gặp bệnh nhưng người trồng cũng cần lưu ý đến những phương pháp chăm sóc cơ bản để lan cho ra thành quả đẹp mỹ mãn.
1. Đặc điểm của lan long tu
Lan long tu (hay còn gọi là Hoàng thảo long tu) có tên gọi tiếng anh là Dendrobium primulinum. Đây là loại cây được nhiều người yêu lan trồng chơi Tết.
Về đặc điểm, phần thân của lan long tu thường có các vết lõm, lá xanh nón, thân căng mập và ziczac. Đặc biệt thân cây rất tròn và mập mạp với các mắt lõm tại thân già, thường dài từ 30-40 cm. Giống với đa số loại lan khác, lan long tu cũng thường mọc thành từng khóm và chụm lại vào nhau nhìn rất mắt bắt. Về lá của cây, lá lan long tu thường rụng vào mùa đông để nhường chỗ cho hoa bắt đầu nụ và bung nở. Lá của chúng có dạng hình giáo, nhọn ở đỉnh, mọng nước. Chính vì thế trong quá trình chăm sóc hay vận chuyển lan từ nơi này sang nơi khác người chơi cần đặc biệt lưu ý có các hình thức bảo vệ để lá cũng như thân lan không bị dập nát. Bên cạnh đó, lá lan rất dày và dài từ 8 – 10cm, chiều rộng khoảng 2 – 3 cm.
Hoa của lan long tu đa dạng về chủng loại, màu sắc từ tím hồng, tím phớt, trắng đến tím đậm. Lan long tu nở hoa rất nhanh, chỉ trong vỏn vọn 2 tuần nên được nhiều người ưa chuộng chơi trong nhà. Hoa lan long tu tím thường sẽ có hương thơm lâu bền hơn lan long tu trắng.
2. Phân loại lan long tu
Lan long tu rất phổ biến ở các nước Châu Á đặc biệt là Việt Nam. Do đó, không bất ngờ khi loại lan này lại đa dạng về mẫu mã, chủng loại như vậy:
- Lan long tu xuân:
Đây là loại lan có thân dài và cong và có màu nâu khi xuống lá. Độ dài của lan long tu xuân thường ngắn hơn long tu đá. Hoa long tu xuân bắt mắt với hai màu tím và vàng, nở vào mùa xuân nên rất phù hợp để chơi Tết Nguyên đán. Long tu xuân sở hữu mùi thơm dịu nhẹ, dễ trồng mà lại nhanh ra hoa nên được yêu thích hàng đầu trong số các loại lan long tu.
- Lan long tu đá:
Thân long tu đá ngắn, có màu xanh với sọc trắng chạy nổi. Lá cây mỏng, vẫn giữ được màu xanh khi xuống lá. Hoa long tu đá có màu trắng, tím đậm hơn long tu xuân và có nhiều lông nhung. Vì lan long tu đá thuộc giống lan khó trồng nên nếu bạn không chăm sóc chúng kỹ càng, tỉ mỉ thì sẽ rất khó để có thể sở hữu một mẫu long tu đá đẹp ưng ý.
- Lan long tu Lào:
Lan long tu lào sở hữu màu tím đặc trưng với hình dáng mập mạp. Đốt cây ngắn và thẳng với nhau, đây là điểm giúp bạn phân biệt lan long tu Lào với đại đa số các loại lan Việt.
3. Cách trồng lan long tu
- Xử lý giống: Trước hết bạn nên tách riêng từng cây với nhau. Hãy nhớ thật cẩn thận để không làm hỏng các mắt ngủ nhé. Ở bước này hãy dùng dao nhẹ nhàng tách thay vì xé các cây ra với nhau để giảm tối đa tác động lực mạnh vào cây. Sau khi tách, bạn tỉa các rễ già đi và chỉ để lại 2-3 cm rễ là được.
- Ngâm giống: Pha thuốc Physan 20 theo tỷ lệ 1:1 rồi cho toàn bộ chỗ lan long tu đã xử lý vào ngâm từ 5 đến 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo.
- Trồng và ghép giá thể: Giá thể phù hợp để ghép lan long tu là bảng dớn và gỗ lúa. Trong đó, gỗ là cách ghép mà được nhiều người sử dụng và tỉ lệ thành công là cao nhất. Đối với những cây cùng tuổi, bạn nên ghép chúng vào cùng một bảng hoặc có thế chia theo độ dài ngắn của cây để tiến hành cấy ghép.
Sau đó, thực hiện bắn ghim cố định cây vào bảng gỗ. Lưu ý rằng càng dùng ít ghim sắt càng tốt cho sự phát triển của cây. Tiếp theo bạn treo bảng lên giàn để cây hấp thụ nắng. Để cây sinh trưởng thuận lợi, hãy thiết kế một tấm lưới che cho cây để cây hấp thụ từ 60 – 70% nắng và treo cây cách lưới từ 1,2m đến 1,5m.
4. Cách chăm sóc lan long tu
Vào mùa đông nhiệt độ ở mức trung bình, ít nắng, người trồng có thể đặt lan dưới điều kiện 100% ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, khi vào mùa hè cần có lưới che chắn cho lan long tu, chỉ định kỳ đưa cây ra phơi nắng 1 – 2 giờ đồng hồ khi sức nóng của ánh mặt trời chưa gay gắt.
Trong thời gian đầu trồng cây, bạn chưa cần bổ sung phân bón cho cây mà chỉ cần tưới lượng nước vừa phải 1 – 3 lần/tuần tùy thuộc vào thời tiết. Đến tháng 12 dương lịch, khi cây đã rụng lá hết, tạo thời gian cho cây nghỉ bằng cách dừng tưới nước và bón phân, treo lan ra chỗ có ánh nắng để giúp cây kích hoa, cho số lượng hoa nhiều và to. Đến cuối tháng 2, đầu tháng 3 dương lịch khi mùa hoa kết thúc, bắt đầu tưới nước trở lại nhưng chỉ tưới lượng ít nước vào quanh gốc lan, và bón phân 1 tuần/lần giúp cây sinh trưởng, phát triển và tiếp tục đón mùa hoa mới.
Khi quan sát thấy các gốc cây non đã chồi ra từ 5 – 7cm, rễ mới mọc lên từ 3 -5cm, tiến hành bón phân NPK hoặc các loại phân khác dùng chuyên cho lan theo tỷ lệ 20 – 20 – 20, theo công thức: cứ 1 thìa cà phê phân bón hòa tan trong 4 lít nước. Tiến hành phun thuốc kích thích định kỳ cho lan long tu và tăng nước tưới từ 2 – 3 lần/tuần.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cach-trong-va-cham-soc-lan-long-tu-don-gian-de-thuc-h...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn