Ông Công ông Táo là các vị thần bếp (hay còn gọi là thần Táo quân) trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình. Thần Táo quân gồm ba vị định đoạt phước cho gia đình: một bà Táo và hai ông Táo (gồm Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần và Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân).
Hàng năm, cứ đến 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vì thế, trong ngày 23 tháng Chạp, ngày cúng ông Công ông Táo , mọi gia đình nên tránh những việc làm sau.
Không nên cúng lễ ông Công ông Táo sau 12h trưa ngày 23
Có một điều cần phải nhớ trong ngày 23 tháng chạp đó là không cúng lễ ông Công, ông Táo sau 12h trưa ngày 23 bởi vì sau 12h trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời.
Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Không nên cúng lễ ở dưới bếp
Nhiều người cho rằng, ông Công ông Táo là vị thần bếp nên sẽ đặt mâm cơm và đồ lễ cúng ở bếp là đúng nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy cho rằng nếu trong gia đình không có ban thờ táo quân thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là nơi để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh. Khi cúng cũng cần phải lưu ý là bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm.
Thả cá chép không được ném cá từ trên cao
Trong ngày 23, cá chép tượng trưng cho thần linh chính vì vậy các gia đình nên thả cá từ từ xuống nước để cá có thể sống được. Tuyệt đối không được đứng từ trên cao như trên cầu, ném cá chép xuống sông, hoặc buộc cả túi bóng ném xuống nước rất có thể cá sẽ chết. Làm như vậy không những làm mất đi ý nghĩa tâm linh mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn