Có nhiều cách làm dưa kiệu khác nhau, tuy nhiên cách làm dưa kiệu kiểu truyền thống vẫn phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất. Dưa kiệu là món dưa món quen thuộc và phổ biến trong mâm cơm Tết của các gia đình. Dưa kiệu muối không khó, lại đậm đà hương vị truyền thống. Ngày Tết đến có món dưa kiệu ăn cùng bánh chưng thì thật là thơm ngon. Với cách làm dưa kiệu truyền thống, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Kiệu là nguyên liệu chính trong cách làm dưa kiệu
Đầu tiên bạn cần ngâm kiệu trong nước pha muối hạt trắng trong khoảng 12 giờ (tốt nhất là bạn nên ngâm qua đêm để sáng hôm sau tiến hành muối sẽ tiết kiệm nhiều thời gian). Ngâm xong, bạn vớt kiệu ra xả lại nhiều lần với nước để làm giảm mùi hăng và vị cay của kiệu.
Kiệu ngâm trong nước muối ít nhất 12 tiếng rồi xả nhiều lần với nước
Sau bước sơ chế kiệu với nước muối, bạn tiến hành pha nước phèn chua để tiếp tục ngâm kiệu. Phèn chua bạn pha vào một chậu nước, đổ kiệu vào ngâm rồi đem chậu ngâm kiệu phơi 1 nắng. Tiếp đó, bạn vớt kiệu ra và xả nhiều lần với nước. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho thật ráo nước.
Ngâm kiệu với phèn chua rồi phơi nắng cho ráo nước
Khi kiệu phơi đã ráo nước, bạn dùng kéo cắt rễ và ngọn, lột vỏ kiệu chỉ để lại phần kiệu trắng bên trong, rửa qua nước cho sạch bụi rồi để thật ráo.
Chuẩn bị một chén giấm để rửa kiệu, mỗi lần cho khoảng vài củ kiệu vào rửa, lần lượt cho đến khi hết. Tiếp theo cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi đến kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.
Ướp kiệu với đường cho đến khi ra nước
Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có nắp đậy để bảo quản. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn. Cách này lâu ăn được nhưng bù lại để được lâu hơn cách ngâm giấm. Nếu muốn nhanh ăn được thì bạn nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường).
Bảo quản kiệu ngâm trong lọ thủy tinh
Dưa kiệu ngâm trong khoảng 2 tuần sẽ có độ chua vừa tới rất ngon. Dưa kiệu muối đúng cách sẽ có màu trắng đẹp mắt, vị chua ngọt đậm đà, không bị hăng và cay. Món dưa kiệu này rất thích hợp trong mâm cơm tết, bởi nó giúp xua bớt cảm giác ngấy khi ăn quá nhiều thịt và bánh chưng. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không thử ngay cách làm dưa kiệu để có món ăn ngon cho cả gia đình thưởng thức nhỉ?
Chúc các bạn thành công với cách làm dưa kiệu này nhé!
>> Cách làm dưa góp ngon giòn từ dưa chuột, cà rốt cho Tết
>> Cách muối hành củ ngon giòn ngày Tết ai ăn cũng khen
>> Cách muối dưa cải ngon như người Hoa ăn dần ngày Tết
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn